Chạy vượt rào để M&A
Chia sẻ tại một hội thảo mới đây, ông Trần Thanh Tùng, luật sư thành viên Công ty Luật Global Vietnam Lawyers, ví von với hàng loạt quy định ở Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp muốn M&A phải như chạy vượt rào, phải tuân thủ nhiều thủ tục hành chính để đến đích. Mỗi luật nhìn về M&A với những góc cạnh khác nhau. Đặc biệt, trong khi Luật Doanh nghiệp 2020 (sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2021) đã có những điều chỉnh, thay đổi theo hướng tốt lên và mở ra cho nhà đầu tư, có những quy định bảo vệ họ... thì Luật Cạnh tranh lại đang bóp hoạt động M&A bằng quy định về ngưỡng thông báo tập trung kinh tế với các tiêu chí về tổng tài sản, tổng doanh thu bán ra hoặc mua vào tại Việt Nam; giá trị giao dịch và thị phần kết hợp của doanh nghiệp tham gia trên thị trường liên quan (theo Nghị định 35/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 15-5-2020). Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế này, theo ông Tùng, là thấp và trong thực tế vận hành có thể xảy ra tình trạng lạm dụng việc thông báo, khiến cho các giao dịch trở nên phức tạp và tốn kém.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vinh, luật sư thành viên Công ty Luật Tilleke & Gibbins, cũng cho rằng sẽ có rất nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thông báo tập trung kinh tế vì ngưỡng này khá thấp. Và rủi ro với các bên nếu “quên thông báo” là sẽ bị cơ quan nhà nước áp dụng hình phạt.
Trao đổi với TBKTSG, bà Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Phó tổng giám đốc - Trưởng bộ phận tư vấn doanh nghiệp Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam, chia sẻ trên thực tế hoạt động, bà cũng đã gặp một số trường hợp doanh nghiệp chịu tác động bởi quy định về tập trung kinh tế. Theo đó, giao dịch mua bán khá nhỏ nhưng doanh nghiệp lại hoạt động trong những thị trường ngách (cung cấp một loại sản phẩm nhất định) nằm trong một thị trường lớn hơn. Khi tính thị phần trên cơ sở loại sản phẩm nhất định đó, doanh nghiệp nắm giữ thị phần khá cao. Tuy nhiên, đặt từ góc nhìn một thị trường sản phẩm rộng hơn thì doanh nghiệp lại hoàn toàn không nằm trong đối tượng tập trung kinh tế. Vậy nhưng, với quy định hiện tại, doanh nghiệp vẫn phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế và điều này đã cản trở khá nhiều tới tiến độ và khả năng hoàn thành giao dịch.
Cũng theo bà Hà, quy định này cũng gây khó khăn cho hoạt động M&A trong các trường hợp khác. Chẳng hạn, nhiều bên mua tham à gia mua đấu giá cổ phần của doanh nghiệp khi Nhà nước thoái vốn mà đạt ngưỡng thông báo tập trung kinh tế đều phải thực nghĩa vụ. Vấn đề là, việc tuân thủ này sẽ khiến doanh nghiệp tốn chi phí nhưng việc trúng đấu giá hay không còn chưa chắc chắn. Không chỉ vậy, thời hạn thẩm định việc tập trung kinh tế của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia có thể dài hơn thời hạn tối đa mà bên mua phải thực hiện chào mua công khai.
Ở thời điểm hiện tại, bà Hà nhấn mạnh, việc Ủy ban Cạnh tranh quốc gia còn chưa được thành lập, thiếu các hướng dẫn cụ thể, các cơ quan chức năng còn chưa có kinh nghiệm trong việc đánh giá, các diễn giải về khái niệm “thị trường sản phẩm liên quan còn chưa được rõ ràng, đang dẫn đến nhiều khó khăn cho các hoạt động M&A. Các doanh nghiệp gặp lúng túng trong việc đánh giá liệu giao dịch của mình có phải đối tượng phải nộp hồ sơ và cũng có thể sẽ phải chờ đợi quá lâu để có phản hồi từ cơ quan chức năng. “Chúng tôi cũng nhận thấy theo quy định mới, thị phần kết hợp không còn là yếu tố duy nhất để quyết định một giao dịch M&A có bị cấm hay không, mà còn cần đánh giá trên nhiều yếu tố khác. Tất cả tạo ra nghĩa vụ chứng minh nặng nề hơn cho các bên trong giao dịch M&A”, bà Hà nói.
M&A sẽ… nở hoa hay bế tắc?
Chia sẻ tại hội thảo, bà Đinh Ánh | Tuyết, Trưởng văn phòng luật IDVN, cho rằng các doanh nghiệp khi thực hiện quy trình thông báo tập trung kinh tế thì có thể khó chịu. Nhưng, đây là việc cần thiết và không đến nỗi đáng sợ. Và ngoài những ngưỡng tiêu chí về tài sản, doanh thu bán, mua vào, thị phần... với những con số cứng thì còn những phân tích khác. Và với một giao dịch M&A phức tạp, đã bỏ ra rất nhiều công sức để hoàn thành mà nếu bị áp dụng quy định về loại bỏ do đã không thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế trước đó thì sẽ rất đáng tiếc. Bên cạnh đó, mức xử phạt tiền còn lên tới 5% doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm liền trước năm vi phạm. Trường hợp của Grab mua lại Uber tại Singapore là một ví dụ cụ thể cho điều này. Hai bên tự xác định không thuộc ngưỡng phải thông báo tập trung kinh tế nên không thực hiện. Sau đó, cơ quan chức năng tại Singapore xác định có và kết quả là doanh nghiệp bị phạt mấy triệu đô la Singapore.
Trao đổi với TBKTSG bên lề hội thảo, bà Tuyết bình luận, dù có quy định mới này, các hoạt động M&A rồi vẫn sẽ tiếp tục như vốn có vì nhà đầu tư sẽ nhìn vào triển vọng thị trường và các thương vụ đều có đội ngũ pháp lý hùng hậu để tuân thủ.
Ông Justin Gizs - Thành viên Hội đồng pháp lý Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), cho rằng yếu tố pháp lý nhất thiết phải được chú trọng bởi đây là yếu tố quyết định cho sự thuận lợi của giao dịch M&A, nhất là đối với các giao dịch có yếu tố nước ngoài. Các nhà đầu tư EU đánh giá cao thị trường Việt Nam và rất mong muốn có thể được hưởng BH những chế độ phù hợp, thuận lợi dưới khung pháp lý mà Việt Nam đưa ra nhằm thúc đẩy hoạt động M&A. In
Bà Vĩnh Hà nhận định, ngoài các yếu tố pháp lý thì một yếu tố quan trọng hơn là thị trường. Việt Nam đang có những vị thế, ưu thế không nhỏ khi đã xử lý đúng đắn trong đại dịch Covid-19, giúp duy trì an toàn cho các hoạt động kinh tế của mình. Thêm vào đó, Việt Nam cũng đang nổi lên là một địa điểm thay thế rất thuyết phục cho những doanh nghiệp nước ngoài muốn chuyển cơ sở kinh doanh ra khỏi Trung Quốc. Do vậy, đại diện Grant Thornton cho rằng, hoạt động M&A vẫn sẽ sôi nổi trong năm 2021.
Theo Minh Tâm - Thời báo kinh tế Sài Gòn
Điện thoại: 0909.140.866
Email: info@irrmanagement.com.vn