Logo

Các doanh nghiệp loay xoay giữa căng thẳng Mỹ - Trung Quốc

Doanh nghiệp Mỹ chịu sức ép khi tài trợ Olympic Bắc Kinh
 

     Đối với các công ty đa quốc gia, việc tài trợ cho những sự kiện thể thao toàn cầu như Olympic, thường được coi là hữu ích cho công việc kinh doanh và sản phẩm của mình cho quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, với Procter & Gamble - một trong 13 đối tác toàn cầu của Olympic, kỳ Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh năm nay lại khiến họ mất nhiều hơn là được.
 

     Hồi năm ngoái, các nhà vận động hành lang của P&G tại Washington đã phải rất nỗ lực để ngăn chặn một dự luật cấm các nhà tài trợ chính thức cho Olympic Bắc Kinh được phép bán sản phẩm của mình cho Chính phủ Mỹ. “Dư luật này sẽ ảnh hưởng nặng nề tới P&G và cả phong trào Olympic, trong đó có các vận động viên Mỹ,"Sean Mulvalley, Giám đốc cấp cao phụ trách quan hệ chính phủ toàn cầu của P&G đã viết trong một bức thư điện tử gửi tới văn phòng Quốc hội Mỹ hối tháng 8.
 

     Theo New York Times, những gì xảy ra với P&G là hệ quả tất yếu khi các chính trị gia Mỹ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ngày càng có xu hướng buộc các công ty phải chọn bên trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung Quốc. “Đối với tôi, việc để các công ty này lựa chọn là hoàn toàn phù hợp”, Hạ nghị bang Florida Michael Waltz, người đã đề xuất dự luật ngăn cản các nhà tài trợ Olympic Bắc Kinh bán hàng cho Chính phủ Mỹ khẳng định.
 

     Ông cũng cho biết đề xuất này đã bị loại khỏi dự luật chi tiêu quốc phòng vào năm ngoái, sau các nỗ lực vận đồng hành lang của P&G, Coca Cola, thel, INBC và Phòng Thương mại Mỹ. Một số nguồn tin cũng cho biết, trong giai đoạn từ tháng 4 đến 12, chỉ riêng PG đã chi hơn 2,4 triệu đô la Mỹ cho và nhà văn đồng hành lang ở cả trong và ngoài nước, để cố gắng thuyết phục Quốc hội Mỹ trong một loạt các vấn đề về thuế, thương mại, bao gom cả dự luật về tài trợ cho Olympic Bắc Kinh.
 

     Với các doanh nghiệp, Olympic Bắc Danh 2022 từ chỗ là một trong những 4 bài quảng bá thương hiệu uy tín nhất, giờ không khác gì một bãi mìn, khiến họ phải đối mặt với vô số sự chỉ trích từ chính giới Mỹ. Bà Anna Ashton, thành viên cấp cao tại Viên Chính sách xã hội châu Á nhận định “Các nhà tài trợ doanh nghiệp đang phải đối mặt với sức ép lớn. Lần này, tài trợ gần như không còn được coi là một cơ hội cho các doanh nghiệp”.
 

Các doanh nghiệp mắc kẹt giữa căng thẳng Mỹ - Trung
 

     Những gì đã xảy ra với việc tài trợ Olympic của các công ty như P&G đang dần trở nên phổ biến khi hố sâu chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng được nới rộng. Điều gì tốt cho hoạt động kinh doanh ở quốc gia này, rất có thể sẽ trở thành các nhiệm pháp lý ở quốc gia kia.
 

     Ngoài Olympic, một vấn để nhứt nhối khác trong thời gian gần đây là những tranh cãi liên quan đến Tân Cương. Hồi tháng 12 năm ngoái Chính phủ Mỹ đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm được sản xuất tại khu vực Tân Cương.
 

     Tuy nhiên, những công ty đa quốc gia đang cố gắng tuân thủ lệnh cấm này, lại phải đối mặt với phản ứng dữ dội tại Trung Quốc, H&M, Nike và Intel là những thương hiệu đã rơi vào khủng hoảng truyền thông khi cố gắng loại bỏ các sản phẩm có nguồn gốc Tân Cương khỏi chuỗi cung ứng của mình. Bắc Kinh cũng đe dọa sẽ đưa các công ty có hành động tương tự vào “danh sách pháp nhân không đáng tin cậy”, kèm theo khả năng bị áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn. Jake Colvin, Chủ tịch Hội đồng Ngoại thương Quốc gia - cơ quan đại diện cho các công ty kinh doanh quốc tế cho biết các công ty đang bị mắc kẹt, khi cố gắng tuân thủ cả luật pháp Mỹ và Trung Quốc”.
 

     Theo New York Times, Tổng thống Joe Biden, mặc dù, ít đối địch với Bắc Kinh hơn so với cựu Tổng thống Donald Trump, nhưng vẫn duy trì nhiều chính sách cứng rắn được đưa ra dưới thời người tiền nhiệm, bao gốm mức thuế quan cao và các biện pháp hạn chế xuất khẩu công nghệ nhạy cảm cho các Công ty Trung Quốc.
 

     Chính quyền Biden cũng tỏ ra không mấy quan tâm đến việc tạo dựng các thỏa thuận thương mại để giúp các công ty kinh doanh thuận lợi hơn ở nước ngoài. Thay vào đó, Mỹ lại tập hợp các đồng minh để gia tăng sức ép với Trung Quốc, bao gồm cả việc tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2022 và thúc đẩy các khoản đầu tư khổng lồ vào sản xuất và nghiên cứu khoa học để gia tăng sức cạnh tranh
 

     Ở chiều ngược lại, Bắc Kinh cũng không tỏ ra yếu thế, Jim McGregor, Chủ tịch phụ trách khu vực Trung Quốc đại lục tại Công ty tư vấn APCO Worldwide, cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu theo đuổi chính sách ngoại giao chiến lang” phát đi thông điệp cảnh báo các nước khác, cần suy nghĩ kỹ trước khi có động thái đối đầu với Trung Quốc, Ông McGregor cho biết, đã khuyên các khách hàng của mình rằng hãy cố gắng tuân thủ quy định của mọi quốc gia, nhưng đừng phát ngôn gì về điều đó. Bởi nếu bạn tuyên bố công khai rằng, mình đang tuân thủ luật pháp của một quốc gia này, rất có thể một quốc gia khác sẽ tìm tới bạn”.
 

Các doanh nghiệp loay hoay tìm cách thích nghi
 

      Trong bối cảnh căng thẳng chính trị Mỹ - Trung gia tăng và tiềm ẩn nhiều bất ổn, các doanh nghiệp đang cố gắng tổ chức lại hoạt động của mình. Isaac Stone Fish, Giám đốc điều hành của Công ty tư vấn Strategy Risks, cho biết một số doanh nghiệp đang phản ứng bằng cách chuyển các hoạt động nhạy cảm, có thể đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt, ra khỏi Trung Quốc. Số khác, như Cisco, đã thu hẹp hoạt động của mình. Một số thậm chí đã hoàn toàn rời khỏi Trung Quốc. Ví dụ như Micron Technology - nhà sản xuất chip từng là nạn nhân của hành vi xâm hại tài sản trí tuệ ở Trung Quốc, đã đóng cửa cơ sở thiết kế chip tại Thượng Hải trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh tìm cách lôi kéo nhân viên của hãng. Ông Stone Fish nhận xét.
 

                                                                                                SONG THANH

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn