Mối đe dọa đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lại đang phải đối mặt với một thách thức mới, khi làn sóng dịch bùng phát tại nhiều khu vực trên cả nước, bao gồm cả trung tâm tài chính và thương mại quốc tế Thượng Hải.
Từ chỗ phong tỏa từng phần, Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc, đã phải tiến hành phong tỏa toàn phần từ hôm 1-4 sau khi ghi nhận số ca mắc Covid-19 liên tục gia tăng. Những đợt phong tỏa như thế này được dự báo có thể gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc, với hậu quả tương tự như đợt bùng phát dịch đầu tiên hồi năm 2020.
Các chuyên gia của Moody’s Analytics nhận xét “Việc phong tỏa thành phố lớn nhất Trung Quốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong quí 2”.
Theo công ty chứng khoán Everbright Securities, Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5% trong năm 2022. Tuy nhiên, việc tiếp tục duy trì chiến lược zero Covid như hiện nay có thể khiến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị giảm tới 10 điểm phần trăm hàng quí.
Một ước tính khác của Ngân hàng Natixis (Pháp) cho biết, việc hoạt động giao thông sụt giảm mạnh do các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại có thể khiến GDP của Trung Quốc giảm 1,8 điểm phần trăm trong quí đầu năm.
“Điều có vẻ rõ ràng hiện nay là việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5% mà Chính phủ Trung Quốc đã đề ra giờ đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. GDP của Trung Quốc trong quí 1 sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn so với dự kiến trước đó, và nhiều yếu tố bất ổn có thể xuất hiện trong các quý tiếp theo”, các chuyên gia của Natixis nhận định. “Đó là chưa kể đến việc môi trường quốc tế cũng đang xấu đi. Điều này có lẽ đã không được giới chức Trung Quốc tính toán đầy đủ, khi đặt ra các mục tiêu kinh tế hàng năm”.
Phải đến ngày 18-4 Trung Quốc mới công bố dữ liệu kinh tế quí 1. Tuy nhiên những dấu hiệu khó khăn đã xuất hiện từ hôm thứ Năm tuần trước, khi Cục Thống kê quốc gia nước này công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của tháng 3. Chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất đã giảm từ mức 50,2 trong tháng 2 xuống còn 49,5 trong tháng 3 – mức thấp nhất trong vòng 5 tháng qua. Trong khi đó, chỉ số PMI của lĩnh vực phi sản xuất cũng giảm từ mức 51,6 của tháng 2 xuống còn 48,4 trong tháng 3 – mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm ngoái.
Đáng chú ý đây là lần đầu tiên trong hơn hai năm qua, cả hai chỉ số này của Trung Quốc đồng thời bị sụt giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm – biểu thị cho sự thu hẹp hoạt động kinh tế. Lần gần nhất cả hai chỉ số PMI đồng thời ở dưới ngưỡng này là vào tháng 2-2020, khi kinh tế Trung Quốc đang lao đao vì đại dịch Covid-19 mới bùng phát.
Đánh giá về kết quả này, Julian Evans Pritchard, chuyên gia cấp cao về kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics cho biết “điều này cho thấy nền kinh tế đang co lại với tốc độ nhanh nhất kể từ đỉnh điểm của đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên hồi đầu năm 2020”.
Ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) ước tính, tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quí đầu tiên của năm 2022 có thể đã giảm mạnh xuống mức 2-3%, so với mức 6,6% của quí 4-2021.
Bắc Kinh đối mặt với bài toán khó
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích khác lại tin rằng, ngay cả khi chi phí kinh tế của việc duy trì chiến lược zero Covid ngày càng gia tăng, sẽ khó có chuyện Trung Quốc sớm thay đổi lập trường của mình. Trao đổi với SCMP, ông Gu Su, một nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Kinh cũng lưu ý tính thời điểm. Theo ông, việc kiểm soát dịch hiệu quả và duy trì zero Covid như hiện nay là cần thiết khi chỉ còn vài tháng nữa là đến đại hội thứ 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Một bài xã luận của Tân Hoa Xã hôm thứ Tư tuần trước đã tái khẳng định cam kết của Bắc Kinh đối với chính sách chống dịch cứng rắn, và nhấn mạnh rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đã đích thân chỉ đạo các biện pháp phòng dịch.
Chuyên gia kinh tế trưởng Gao Ruidong tại Everbright Securities cho biết: “Việc mở cửa đất nước để chung sống với Covid-19 không chỉ cần xem xét các nguồn lực y tế và ứng phó khẩn cấp, mà còn phải đánh giá kỹ lưỡng cả mức độ ảnh hưởng đối với tăng trưởng. Cần có các chính sách vĩ mô tích cực để giảm thiểu tác động đến nền kinh tế”.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi tuần trước đã tái khẳng định, nước này sẽ kiên định mục tiêu tăng trưởng cả năm bất chấp những thách thức mới. Tại một cuộc họp của Quốc vụ viện Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết chính phủ nước này sẽ ưu tiên tăng trưởng ổn định và soạn thảo các kế hoạch dự phòng để đối phó với khả năng xảy ra
SONG THANH
KINH TẾ THẾ GIỚI
Điện thoại: 0909.140.866
Email: info@irrmanagement.com.vn