Logo

TRUNG QUỐC: DNNN và địa phương trước nguy cơ bị vỡ nợ

Các doanh nghiệp không còn nhận được nhiều sự trợ giúp
 

  Theo các chuyên gia phân tích các doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc đang đối mặt nhiều khó khăn trong nổ lực tái cấp vốn, khi trái phiếu của họ không nhận được nhiều sự chào đón trên thị trường. Tâm lý lo ngại giới đầu tư về nguy cơ xảy ra các vụ vỡ nợ với nguy cơ lớn đang dân gia tăng, khi giới chức Bắc Kinh đã phát đi tín hiệu không còn cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ như trước cho các doanh nghiệp.
 

  Một báo cáo mới công bố hôm thứ 4 tuần trước của Standard & Poors Global Ratings cho thấy, tổng giá trị các vụ vỡ nợ trong khối doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc đã tăng hơn gấp 3 lần trong vòng 3 năm qua. Số lượng các khoảng nợ chưa được thanh toán, cũng đã tăng hơn gấp đôi trong cùng giai đoạn, và xu hướng này được dự báo sẽ diễn ra trong thời gian theo Bloomberg, ngay cả các tập đoàn lớn, từng nhận được nhiều sự hỗ trợ Trung Quốc trong quá khứ cũng không là ngoại lệ. China Huarong Asset Management – 1 tập đoàn được xếp hạng trong điểm đầu tư và được chính phủ nắm giữ phần lớn cổ phần đang đối diện với tình trạng khủng hoảng tiền mặt. Trong khi đó, công ty China Evergrande, vốn nhận được nhiều hậu thuẫn từ doanh nghiệp nhà nước, và từng là một trong những công ty phát hành trái phiếu lớn nhất tại Trung Quốc, đã trải qua 17 tháng không bán được trái phiếu bằng đồng đô la Mỹ nào, đánh dấu cột mốc trì trệ nhất từ năm 2013.
 

  Các chuyên gia phân tích tại UBS và Goldman Sachs nhận định, khái niệm “Too Big To Fail – Quá lớn để sụp đổ” hiện đã không còn đúng ở Trung Quốc, trong bối cảnh lượng trái phiếu doanh nghiệp mất khả năng vượt quá 23 tỷ đô la trong năm nay, một con số cao kỷ lục.
 

  Trước đó, tình trạng khối nợ phình to đã tạo ra một số công ty quy mô lớn nhưng đầy nguy hiểm. Sự ra đời của những đế chế lớn mạnh như vậy đã gây ra mối đe dọa đối với hệ thống tài chính và khó khăn cho Chính phủ Trung Quốc. Hồi đầu tháng này, Bloomberg cho biết, HNA Group, tập đoàn từng chi hơn 40 tỷ đô la cho các thương vụ thâu tóm trên 6 quốc gia từ 2016, đã phải đối mặt với khoảng yêu cầu bồi thường từ chủ nợ lên đến 1200 tỷ nhân dân tệ (185 tỷ đô la). Trước đó, một trong những vụ vỡ nợ lớn nhất Trung Quốc vào năm ngoái Tsinghua Unigroup. Công ty tham vọng trở thành gã khổng lồ đầu tiên của Trung Quốc trong ngành bán dẫn toàn cầu.
 

Những tác động từ quyết định cứng rắn
 

Nhận thức được vấn đề này, Bắc Kinh đang đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn đối với doanh nghiệp.
 

Những tác động chính sách này lên thị trường nhìn chung vẫn ở mức hạn chế. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là chỗ, niềm tin giới đầu tư đối với sự bảo lãnh dành cho chính phủ đang bị xối mòn.
 

Ông Jeffrey Chwieroth – giáo sư kinh tế chính trị quốc tế tại trường quốc tế London và điều tra viên tại trung tâm rũi ro: “chính phủ Trung Quốc đang dần cảm thấy có thể chấp nhận được những vụ vỡ nợ, ngay cả khi đó là những công ty quan trọng được nhà nước hậu thuẫn. Tuy nhiên, Huarong và Evergrande lại có quy mô lớn hơn nhiều và tạo ra những thách thức lớn hơn hệ thống. Việc loại bỏ đòn bẩy, cũng như sự bảo lãnh của chính phủ có thể gây ra những hậu quả không mong muốn và khiến thị trường hoảng loạn”.
 

Trong một báo cáo hồi đầu tháng này, các chuyên gia ngân hàng Goldman Sachs dự báo, dù Bắc Kinh sẽ can thiệp để tránh khủng hoảng tín dụng có thể xảy ra, nhưng tính hỗ trợ kịp thời là điều chưa chắc chắn.
 

Ông Michael Pettis – giáo ngành tài chính tại trường ĐH Bắc Kinh nhận định: “vấn đề của” “quá lớn để sụp đổ” là nó có thể nhanh chóng trở thành “quá lớn để giải cứu”.
 

Các chính quyền địa phương đối mặt nguy cơ vỡ nợ
 

Bên cạnh vấn đề doanh nghiệp nhà nước, giới đầu tư ngày càng lo lắng về việc chính quyền địa phương đang phải đối mặt nguy cơ vỡ nợ lần đầu tiên sau nhiều năm, khi sự hậu thuẫn từ Bắc Kinh giảm dần với việc coi giảm nợ là 1 trong 5 ưu tiên hàng đầu trong năm nay, giới chức Bắc Kinh duy trì lập trường tài khóa và tiền tệ tương đối thận trọng trong thời kỳ đại dịch nhằm giảm lương thanh khoản đổ vào các bộ phận đầu cơ của nền kinh tế, chẳng hạn như đầu tư bất động sản. “Việc kiềm chế tỉ lệ đòn bẩy là 1 trong thách thức kinh tế lớn nhất Trung Quốc”, viện tài chính quốc tế có trụ sở tại Washington trong một báo cáo được công bố hôm thứ 4.
 

S&P nhận định, “sự căng thẳng về ngân sách và nguồn lực trong thời kỳ hậu Covid-19 sẽ khiến giới chức Trung Quốc thận trọng hơn về việc chọn lựa các doanh nghiệp nhà nước cần hỗ trợ điều này sẽ ảnh hưởng tới các công cụ tài trợ của chính quyền địa phương (LGFV), vốn đang chiếm gần 1 nửa thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc”.
 

Các chính quyền địa phương tại Trung Quốc hiện đang phải vật lộn với những khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu, khi làn sóng vỡ nợ của các công ty do họ sở hữu gây ra tình trạng hoảng loạn và bán tháo hồi năm ngoái. Các dự liệu từ CSCI Pengyuan Credit Rating cho thấy, tốc độ phât hành trái phiếu từ các LGFV đã chậm lại đáng kể. Trong tháng năm vừa qua, chỉ đạt tổng trị giá trái phiếu phát hành được 23,3 tỷ đô la, giảm 76% so với hồi tháng 4. Còn nếu so với cùng kỳ năm ngoái, các mức giảm này là 36%.
 

S&P nhận định việc các khoản tài trợ ròng cho LGFV sụt giảm lần đầu tiên trong vòng nhiều năm qua là dấu hiệu cho thấy những thận trọng của giới đầu tư trong bối cảnh rủi ro vỡ nợ đang ngày càng gia tăng. Cơ quan xếp hạng tín dụng này dự kiến,sẽ có phải 4,200 tỷ nhân dân tệ trái phiếu Trung Quốc đáo hạn trong năm nay.
 

Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có vụ vỡ nợ trái phiếu địa phương nào xảy ra, nhưng đây cũng không thể coi là nơi trú ẩn an toàn đối với giới đầu tư, khi mà khả năng tự xoay sở trả nợ của các chính quyền vẫn còn nhiều hạn chế. Trong năm ngoái, chi phí trả nợ ước tính bằng 90% tổng thu nhập của chính quyền các tỉnh. Chính quyền tỉnh Liêu Ninh- nơi có số lần huy động vốn thông qua LGFV cao thứ 2 tại Trung Quốc dựa trên ước tính của TianFeng , thậm chí đã trễ hạn thanh toán lãi và gốc đối với một .
 

. Lạc Diệp

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn