Logo

Nặng gánh lo toan trước giờ mở cửa

     Theo kế hoạch mở cửa du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng kỷ trình Thủ tướng Chính phủ vào tuần trước, Việt Nam sẽ mở lại hoạt động du lịchquốc tế và nội địa trong điều kiện bình thường mới thông qua đường hàng không, đường bộ và đường biển từ ngày 15-3 tới.
 


 

 Tạo điều kiện thuận lợi cho du khách
 

     Theo kế hoạch, một số điều kiện mang tính ràng buộc trước đó đã được nới lộng Đế đến Việt Nam, khách du lịch từ 12 tuổi trở lên phải. Có chứng nhận tiền đủ liều vaccine ngừa Covid-19 được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận, liều cuối cùng thêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá sáu tháng tính đến thời điểm xuất cảnh.
 

     Du khách cũng có thể thay giấy này bằng chứng nhận đã khỏi bệnh Covid-19 hay các giấy tờ tương đương  xáC nhận đã khỏi bệnh này do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp trong thời gian không quá sáu tháng.
 

     Khách đi bằng đường hàng không, trừ trẻ em dưới hai tuổi cần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS. CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ hoặc có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính trong vòng 24 giờ trước khi xuất cảnh. Người nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường biên cần có kết quả xét nghiệm thanh âm tính.
 

     Khách du lịch cũng cần thêm kết quả xét nghiệm nhanh âm tính với SARS-CoV-2 tại nơi lưu trú trong vòng 24 giờ sau khi nhập cảnh, có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị Covid-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 10.000 đồ la Mỹ. Thêm vào đó là cài đặt ít nhất một ứng dụng quản lý an toàn phòng chống dịch Covid-19 theo quy định của cơ quan chuyên môn và duy trì kết nối trong thời gian tại Việt Nam’
 

     Cơ quan quản lý du lịch và các bộ cũng đồng thuận áp dụng chính sách. Nếu thị thực cho du khách quốc tế như thời điểm trước dịch, bao gồm cấp thị thực điện tử, miễn thị thực đơn phương, cho 13 nước và miễn thị thực song phương cho 88 nước và vùng lãnh thổ.
 

     Đầu tuần này, Tổng cục Du lịch khẳng định với báo chí rằng cùng với việc nối lại chính sách về thị thực như hồi trước dịch thì các đề xuất có trong kế hoạch mở cửa du lịch của bộ được xây dựng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách. Chẳng hạn, về quy định xét nghiệm sau khi nhập cảnh, khách du lịch không phải thực hiện ngay khi đến sân bay mà về thẳng khách sạn, khu nghỉ dưỡng... rồi mới lấy mẫu. Sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính, những người này sẽ tham gia các hoạt động du lịch và tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Khi du khách trong nước.
 

     Du khách cũng có thể tự chọn hình. thức du lịch tùy thích, không phải đăng ký tour công ty lữ hành. Yêu cầu bảo hiểm có chi trả cho điều trị Covid-19 cũng thấp hơn, thay vì 50.000 đô la Mỹ trong giai đoạn thí điểm đón khách, yêu cầu mới là 10.000 đô la Mỹ, tương đương mức phí phải đóng khoảng 1,5-2 đô la Mỹ/ngày.
 

Doanh nghiệp vẫn than khó kéo khách
 

      Thị trường đã có chuyển động đáng kể khi ngành hàng không dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác các chuyến bay thương mại thường lệ chở khách đến Việt Nam và đặc biệt là khi có tin về thời điểm mở cửa. Có công ty khai thác các thị trường gần ở khu vực Đông Nam Á đã báo tin vui là chắc chắn là sẽ có khách đến từ tháng Tư. Tuy nhiên, ý kiến chung của nhiều doanh nhân vẫn cho rằng, rất khó để khởi động thị trường vì những rắc rối liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19, thiếu đường bay và nhiều vấn đề khác như việc nhiều nước vẫn chưa nội du lịch hoặc chưa nói chuyến bay đến Việt Nam.
 

    Ông Nguyễn Ngọc Toản, Giám đốc Công ty Hage Travel & Events, cho biết, đã phải từ chối một số khách lẻ có yêu cầu du lịch Việt Nam trong tháng Tư tới và cùng huy tour cho khách đoàn cho đến tháng Năm vì chưa tìm được lời giải cho việc bồi hoàn tour. Ở châu Âu thị trường chính sách của công ty này, nhiều nước đã cho người nhiễm Covid-19 thể nhẹ đi lại bình thường nên khách hàng đó làm chuẩn để yêu cầu bồi thưởng trong trường hợp lỡ mắt bệnh phải cách ly, không thể tiếp tục đi du lịch.
 

    “Một ngày tour là khoảng 100 đô la Mỹ, nếu phải cách ly thì ai có thể hoàn tiền cho khách? Đối tác không chịu, mình lại không thể gánh nối”, ông nói. Nhiều doanh nhân cũng có ý kiến tương tự, là chưa dám khai thác thị trường trở lại vì lo ngại rủi ro khi khách phải dừng tour do nhiễm bệnh hoặc do tiếp xúc gần với người bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, bảo hiểm chỉ chi trả cho việc điều trị khi mắc Covid-19 khi đi du lịch, không đảm nhận các phát sinh khác, đặc biệt là với những thành viên trong đoàn phải cách ly, dừng tour vì tiếp xúc gần với người bệnh.
 

   Theo bà Bùi Viết Thủy Tiên, Giám đốc Điều hành Asian Trails Co., LTD. trong trường hợp này, nếu muốn khách được bồi hoàn thi công ty du lịch phải mua gói bảo hiểm cao hơn rất nhiều so với mức thông thường, làm giá tour cao và ít người mua “Chưa có mô hình hợp tác này để nhà điều hành tour giảm thiểu rủi ro và cũng chưa có quy định hoặc hướng dẫn xử lý khi đoàn khách có người nhiễm hoặc có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 nên rất khó làm tour”, bà Thuỷ Tiên nói.
 

    Theo doanh nhân này, trong hướng dẫn thí điều đó khách quốc tế, cơ quan quản lý chỉ mới có quy định về việc nếu khách bị nhiễm Covid-19 thì thực hiện theo quy định của Bộ Y tế và chi phí điều trị được chi trả bởi bảo hiểm hoặc doanh nghiệp lữ hành, thiếu nội dung liên quan đến việc xử lý vấn đề vừa kể trên. Vì vậy, cần có hướng dẫn chi tiết khi mở du lịch hoàn toàn.
 

    “Cần có hướng dẫn cụ thể và cả giảm số lần xét nghiệm thì chúng tôi mới có thể thu hút du khách. Hiện tại, do thời điểm mở cửa chưa chính thức được chính phủ công bố, chưa có quy định rõ ràng nên chúng tôi chưa dám chào bán tour”, bà Thủy Tiên nói. Bà cũng cho biết, nếu được mở hoàn toàn từ 15-3 thì kỳ vọng lạc quan nhất là đến tháng 10 tới sẽ có khách, lượng khách cho mùa du lịch cuối 2022, đầu 2023 sẽ bằng khoảng 30% cùng kỳ. Tuy nhiên, đó chỉ mới là phán đoán ban đầu, hiện tại thị trường vẫn đứng im.
 

    Nhiều doanh nhân khác lại cho biết chưa thể mở bán tour bởi thiếu chuyến bay. Cho dù Việt Nam đã đỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế từ 15-2 và vào tuần trước, cơ quan quản lý hàng không cho biết, đã có đường bay mới với 19 quốc gia và vùng lãnh thổ và có 28 hãng hàng không Việt Nam. quốc tế khai thác các đường bay đi- đến Việt Nam nhưng thực tế là có rất ít chuyến bay.
 

    “Như chặng từ Paris, hiện giờ có rất ít chuyến, các hãng chưa có lịch bay thường lệ nên chúng tôi chưa thể mở bán tour”, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó giám đốc Công ty Transtravel, nói. Một doanh nhân khác cũng cho rằng, bên cạnh chi phí phòng dịch, việc thiếu các chuyến bay thường lệ sẽ làm giá tour tăng, khó hấp dẫn du khách. Hồi trước dịch, khách chỉ cần chỉ cỡ 3,000 euro là có thể mua hơn 10 ngày tour du lịch Việt Nam nhưng nay có thể phải chi đến gần 4.000 euro nên doanh nghiệp vẫn còn cân nhắc, chờ khi hàng không tăng tuần suất bay mới tính chuyện chào bán tour rộng rãi.
 

    Trong khi đó, một số doanh nhân khai thác thị trường Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thì vẫn chưa thể tính đến nối thị trường trong thời gian tới vì Trung Quốc vẫn chưa mở cửa, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang kiểm soát dịch rất khắt khe. Một số thị trường khác cũng chưa có hy vọng khơi thông trong ngắn hạn.
 

    “Chúng tôi chưa có chuyển động đáng kể về phía Nga chưa chính thức cho phép nối đường bay đến Việt Nam. Để tính được thời điểm nối thị trường, doanh nghiệp cần quyết định chính thức về mở cửa từ Việt Nam và cả nước bạn", bà Hoàng Thị Phong Thu, Chủ tịch Công ty TNHH Lữ ThànhPegas Misr Việt Nam, nói.                            

                                                                                      ĐÀO LOAN

 

 

 

 

 

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn