Logo

TRUNG QUỐC phải chi hàng ngàn tỉ đô để vực dậy nền kinh tế

Hành động gấp để cứu nền kinh tế

Theo The Guardian, bầu không khí khẩn cấp đã tràn ngập trong một cuộc họp trực tuyến gần đây giữa các nhà kinh tế hàng đầu Trung Quốc. Huang Yiping, Giáo sư Đại học Bắc Kinh và là một cựu cố vấn Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã thúc giục chính phủ nước này cần "làm bất cứ điều gì cần thiết để cứu nền kinh tế". Ông Huang cho rằng "Các vấn đề về dòng tiền đang xảy ra với nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình. Cần nhiều sự hỗ trợ trực tiếp hơn cho các công ty và người dân đang gặp khó khăn".

Những lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang rơi vào tình trạng khó khăn vì dịch bênhk và chính sách zero Covid. Hồi tháng 3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cam kết đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tết 5,5% trong năm nay, mức thấp nhất trong vóng ba thập kỷ qua. Thế nhưng, mục tiêu này giờ đây cũng có nguy cơ vượt khỏi tầm với.

Hôm thứ Sáu, tuần trước, PBoC đã thông báo cắt giảm lãi suất cơ bản cho khoản vay kì hạn 5 năm - vốn là mức lãi suất tham chiếu đối với các khoản vay thế chấp mua nhà, từ 4.6% xuống còn 4.45%. Đây là mức cắt giảm mạnh nhất kể từ năm 2019 của PBoC. Dộng thái của PBoC được kỳ vọng sẽ " bổ trợ" những người mua nhà và các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lời kêu gọi Chính phủ Trung Quốc cần làm nhiều hơn thế.



 

Hơn 5.300 tỉ đô la Mỹ được bom vào nền kinh tế

Theo tính toán của Bloomberg về các biện pháp tài khóa và tiền tệ mà chính phủ Trung Quốc đã công bố kể từ đầu năm đến nay, nền kinh tế nước này sẽ được bơm tới 35.000 tỉ nhân dân tệ (tương đương gần 5.300 tỉ đô la Mỹ) để kích thích tăng trưởng trong năm 2022. Con spps này tưởng đương gần một phần ba tônge quy mô 17.000 tỉ đô la Mỹ của nền kinh tế Trung Quốc nhưng vẫn thấp hơn so với các chương trình kích thích trong năm 2020, khi dịch bênh bùng phát lần đầu tiên.
 

Chuyên gia về kinh tế Trung Quốc Robin Xing tại Morgan Sunley Asia nhân xét " cú sốc kinh tế từ các đọt phong tỏa vì dịch Covide - 19 trong năm nay, tương tự như tác động từ đợt bùng phat dịch đầu tiên tại Vũ Hán hồi năm 2020, nhưng quy mô kích thích tiền tệ của Chính phủ Trung Quốc hiện mới chỉ đạt một nửa."
 

Phần lớn các biện pháp hỗ trợ sẽ được thực hiện dưới hình thức kích thích tài khóa, bao gồm mục tiêu chỉ tiêu ngân sách chung là 26.700 tỉ nhân dân tệ, nhiều hơn gần 2.000 tỉ nhân dân tệ so với năm 2021. Số tiền còn lại sẽ đến từ việc cắt giảm thuế, cùng với hạn ngạch 3.650 tỉ nhân dân tệ cho trái phiếu đăc biệt của chính quyền địa phương, một nguồn tài trợ chính cho các dự án công cộng như cơ sở hạ tâng. Ngoài ra, Nắc Kinh cũng sẽ triển khai các biện pháp kích thích tiền tệ bao giồn hàng trăm tỉ nhân dân tệ thanh khoản được PBoC giải phóng thông qua các khoản vay chính sách, cắt giảm tỷ lệ luu trữ bắt buộc (RRR) với các ngân hàng cũng như các khoản vay lãi suất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và các dự án xanh trobf thời kỳ đại dịch.
 

Trên thực tế, hầu hết các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc đã được công bố tại cuộc họp thường niên của Đại hôi Đại biểu nhân dân toàn quốc vào đầu tháng 3, ngay trước khi các thành phố bị phong tỏa để phòng dịch. Giới phân tích nhận định Bắc Kinh Có thể sẽ công bố thêm các biện pháp kích thích nếu cần thiết trong năm nay - một khả năng đã được Thủ tướng Lý Khắc Cường đề cập đến hồi đầu tuần trước
 

"Kinh tế đang suy giảm nghiêm trọng. Sự bùng pháp dịch ở Bắc Kinh đã khiến các hoạt động kinh tế chậm lại rõ rệt, trong khi quá trình mở cửa ở Thượng Hải đã bắt đầu nhưng vẫn khá chậm chạp". Zhan Zhiwei, chuyên gia kinh tế trường tại Pinpoint Asset Management đánh giá " Chính phủ Trung Quốc sẽ cần hành động nhanh chóng và quyết đoán hơn để ngăn chặn nền kinh tế rơi vào suy thoái.
 

"Bắc Kinh có thể sẽ cần phải bơm tiền thêm nữa nếu nền kinh tế tiếp tục suy giảm nhanh chóng". Ding Shuang, nhà kinh tế trưởng tại Standard Chartered Group Plc. nhận đinh. Theo ông, tăng trường tín dụng Trung Quốc có thể sẽ tăng bởi PBoC gần đây tuyên bố rằng tỷ lệ nợ trên GDP của nước này sẽ tăng trong năm nay. Ông Ding cũng dự báo chi tiêu chco cơ sở hạ tầng của Trung Quốc sẽ tăng cùng với đó là các khoản vay bất động ản và cho vay có mục tiêu đối với doanh nghiệp nhỏ và dự án xanh.
 

Nhiều thách thức hơn cuộc khủng hoảng 2008

Dù thực hiện các biện pháp gì, các nhà phân tích cũng đánh giá gói kích thích kinh tế năm nay của Trung Quốc sẽ không đáng kể so với gói kích thích đã giúp nền kinh tế nước này trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Chỉ riêng 4.000 tỉ nhân dân tệ đầu tư bổ sung được công bố năm đó đã tương đương 13% quy mô nền kinh tế. Thời điểm đó, PBoC cũng hành động quyết liệt hơn với việc giảm lãi suất cho vay hơn 200 điểm cơ bản chỉ trong một năm, cũng như giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các ngân hàng.

" Việc kích thích tăng trưởng vào thời điểm hiện tại có nhiều khó khăn, thách thức hơn so với hồi năm 2008". chuyên gia kinh tế Trung Quốc David Qu tại Bloomberg Economics nhận xét và nói thêm rằng lãi xuất của 14 năm trước đã ở mức cao, do đó cho phép PBoC triển khai chương trình kích thích mạnh tay hơn. Việc đầu tư vào thời điểm đó cũng hấp dẫn hơn khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. Kinh đo các nước khác trên thế giới cũng ồ ạt tung các goi kích thích để vực dậy nền kinh tế toàn cầu.

Còn hiện tại, theo ông Qu; "Trung Quốc đang phải một mình đối mặt tất cả những vấn đề này. Do vậy, đầu tư của chính phủ là giải pháp duy nhất có thể kỳ vọng trong ngắn hạn".
 

Vai trò của PBoC

Theo bloomberg, PBoC nhiều khả năng vẫn sẽ hành động thận trọng trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương lớn thees giới đang thắt chặt chính sách tiền tệ đề ứng phó với tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục. PBoC được cho là sẽ cố gắng tránh lặp lại chiên lực đã áp dụng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến nợ cũng tăng vọt.

"Trụ cột chính sách nam nay là chi tiêu tài khóa và đầu tư của chính phủ, cón PBoC đền nay vẫn chỉ giữ vai trò hỗ trợ", chuyên gia kinh tế David Qu đánh giá.

Trên tực tế, từ đầu năm đến nay, PBoC chưa có nhiều động thái nới lỏng tiền tệ khi mới chỉ giảm lãi suất một lần với mức giảm 10 điểm cơ bản hồi tháng 1. Đây là mức khiêm tốn so với 2 lần giảm lãi suất với tổng cộng 30 điểm cơ bản trong bốn tháng đầu năm 2020. PBoC cũng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồi với ngân hàng một lần, ít hơn ba lần giảm của năm 2020. Lần giảm hồi tháng  4vuawf qua, và cũng là lần giảm đầu tiên kể từ tháng 12 năm ngoái, đã giải phóng thanh khoán 530 tỉ nhân dân tệ vào nên kinh tế trong dài hạn.

Bên cạnh giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, PBoC đang ngày càng tận dụng chương trình cho vay lại cấp khoản vay lãi suất thâos cho các ngân hàng thương mại đề cho vay đôi với doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp trong các lĩnh vực cần hỗ trợ.

PBoc cũng công bố kế hoách chuyển 1.100 tỉ nhân dân tệ cho chính quyên trung ương trong năm nay, nối lại hoạt động đã bị đình trệ trong thời gian đại dịch. Sự chuyển giao đó sẽ bổ sung nguồn tài chính của chính phủ trung ương bên ngoài ngân sách chung, đồng thời tăng lượng tiền cơ sở trong nền kinh tế tính đến nay đã có 800 tỉ nhân dân tệ được chuyển giao trong năm nay.

Một biện pháp cũng đang được PBoC triển khai là giảm lãi suất huy động, từ đó tạo động lực cho các ngân hàng Trung Quốc giảm chi phí đi vay và thúc đẩy nhu cầu vay vốn hiện đang sụt giảm mà không cần tới hành động chính sách trực tiếp của PBoC. Theo chuyên gia kinh tế Julian Evans Pritchard tại Capital Economics, việc PBoC hạ lãi suất cơ bản hôm thứ Sáu tuần trước sẽ cung cấp sự hỗ trợ cho thị trường nhà ở và giúp thúc đẩy sự phục hồi doanh số bán nhà, vốn đnag ngày càng sụt giảm. Hoạt động tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng cũng sẽ được hưởng ợi lớn từ đợt cắt giảm lãi suất này.

"Hiện tại, dịch bênh và các biện pháp phong tỏa đang là yếu tố cản trở hoạt động mua bán bất động sản. Tuy nhiên, khi tình hình dần lắng dịu, sự kết hợp giữa mức lãi suất thế chấp thấp hơn và việc giảm bớt các yêu cầu về thanh toán sẽ tạo nên tảng cần thiết cho sự phục hồi về nhu cầu nhà ở", ông Prichard kết luận.

 

Theo Saugondautu

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn