Logo

Vốn ngoại vào nhiều cũng không thể tạo "sóng"

 

Vốn ngoại vào mạnh nhưng không tạo khác biệt

Đợt mua ròng mạnh mẽ của NĐT nước ngoài trong vòng 3 tuần gần đây là khá ấn tượng. Thống kê trên HoSE, từ ngày 6-3 đến ngày 22-3-2023, quy mô mua ròng tổng hợp đạt 3.028 tỷ đồng, trong đó l mua ròng riêng cổ phiếu là 3.289 tỷ đồng. Nếu tính từ đầu tháng 1 tới nay, mức mua ròng cổ phiếu là 4.863 tỷ đồng, như vậy gần 68% lượng vốn vào ròng kể từ đầu năm tập trung trong 3 tuần vừa qua.

Đợt mua ròng tập trung này có điểm đặc thù là quỹ VNM thực hiện thay đổi chỉ số tham chiếu, từ MVIS Vietnam Index (với 80% là cổ phiếu Việt Nam) sang MVIS Vietnam Local Index (với 100% là cổ phiếu Việt Nam) kể từ ngày 17-3-2023. Nói cách khác, quỹ này phải giải ngân nốt 20% vốn đ còn lại vào Việt Nam, tương ứng khoảng 2.300 tỷ đồng. Ngoài ra quỹ FTSE cũng thực hiện mua ròng. Như quỹ Fubon ETF từ ngày 15-3-2023 cũng được phép huy động thêm 3.800 tỷ đồng nữa để đầu tư vào thị trường Việt Nam. Sơ bộ từ thời điểm này tới ngày 22-3-2023, quỹ đã huy động được hơn 680 tỷ đồng và cũng đang mua vào.

Thoạt nhìn con số tổng vốn mới giải ngân vào TTCK Việt Nam là khá lớn, nhưng thực tế câu chuyện lại không như mong đợi. Như mới chỉ ra ở trên, đợt mua mạnh này đã đẩy thị phần giao dịch của khối ngoại nói chung trên sàn HoSE lên trung bình hơn 16% thanh khoản hàng ngày, nhưng hiệu ứng tăng giá đã không rõ nét vì nhiều lý do.

Thứ nhất, đợt mua tập trung của quỹ VNM ETF mang tính thời điểm và đã kết thúc. Nguồn vốn này không thay đổi nhiều cung cầu hàng ngày một cách lâu bền. Thực tế đã cho thấy, biến động của VN Index trước và khi kết thúc giao dịch của các quỹ ETF ngoại tái cơ cấu (mua ròng) chỉ chênh lệch khoảng +20 điểm. Ngay sau khi các quỹ này dừng mua, VN Index đã giảm tới 22 điểm trong phiên ngày 20-3. Nói đơn giản, tình hình không có gì chuyển biến.

Thứ hai, quỹ Fubon ETF quả thực huy động được vốn và đang mua hàng ngày, nhưng thay vì giải ngân lớn (con số được hy vọng là khoảng 3.800 tỷ đồng) trong thời gian ngắn, thì quỹ này. lại mua rải rác mỗi ngày khoảng 130-150 tỷ đồng. Quy mô mua này là quá nhỏ so với thanh khoản, càng khó để làm chênh lệch cung cầu đến mức có thể “thổi” thị trường lên như mong đợi.

Thứ ba, đối ứng với các giao dịch mua của quỹ ngoại, các NĐT nước ngoài khác - có thể là các quỹ chủ động, vẫn bán ra quy mô lớn. Thống kê tuần qua những phiên được mua ròng, giá trị mua rồng chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị giải ngân. Số liệu cũng cho thấy ngay trong thời gian tái cơ cấu, các quỹ như VNM, FTSE, MSCI cũng không có thêm vốn mới mà còn bị rút đi dù mức độ khá nhỏ. Các quỹ ETF có nguồn vốn Thái Lan nhu Diamond ETF, VFMVN30 cũng bị rút vốn. Do vẫn bị các tổ chức nước ngoài khác bán, nên chênh lệch cung cầu càng khó để nghiêng hẳn về một bên.

Vốn nói ở đâu?

Việc các quỹ đầu tư nước ngoài có phân bổ thêm vốn vào TTCK Việt Nam luôn là điều tốt, một n mặt thể hiện sự hấp dẫn chung của thị trường, mặt khác góp phần hấp thụ một lượng cổ phiếu nhất định. Tuy nhiên nếu trông chờ vào dòng vốn này để “tạo sóng” thì là điều không thể.

Chiến lược mua “nhỏ giọt” của quỹ Fubon lần này là một bất ngờ khá lớn, vì trong quá khứ, có những thời điểm quỹ này “dốc túi” mua ngay khi có tiền, như giai đoạn giữa tháng 10-2022, 2 tuần đầu tháng 11-2022, tuần đầu tháng 12-2022 (xem biểu đồ). Với cách mua chỉ 130-150 tỷ đồng/ngày hiện tại, thì lượng vốn 3.800 tỷ đồng huy động được sẽ được giải ngân kéo dài cả tháng trời (khoảng 25 phiên giao dịch). Đó không phải là một động lực gì đáng chú ý để kỳ vọng quá cao.

Thực tế dòng vốn của NĐT nước ngoài từ 2020 đến nay đã không còn mang tính dẫn dắt thị trường nữa, mà là dòng vốn của NĐT trong nước. Nếu tính về quy mô giao dịch hàng ngày, khối ngoại không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, tổng thanh khoản thị trường lại sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chỉ có thể là dòng vốn của NĐT trong nước yếu đi. Điều này góp phần làm tăng tỷ trọng giao dịch của khối ngoại lên.

Vậy dòng vốn này đã “thất tra thoát” đi đâu? Nhiều NĐT nghĩ rằng nếu không rút tiền khỏi híp chứng khoán thì lượng vốn đổ vào vẫn nằm ở đâu đó. Thực ra không hẳn như vậy. Một phần lớn sức mua để tạo thanh khoản cao trong giai đoạn thị trường giá lên là nguồn vốn vay margin của công ty chứng khoán. Lượng vốn này không được sử dụng nhiều, lúc này khiến dòng tiền giao dịch hàng ngày sụt giảm. Thứ hai, một phần vốn của doanh nghiệp được tranh thủ bỏ vào chứng khoán đã bị rút ra để phục vụ sản xuất kinh doanh, trả nợ hay bất kỳ việc gì khác. Thứ ba, lượng tiền lớn của NĐT cá nhân đã được chuyển đổi thành cổ phiếu qua những đợt phát hành khổng lồ, tức là vốn đầu tư chuyển thành vốn cổ phần và không còn nằm trong thị trường (giao dịch) nữa. Cuối cùng, các h kênh đầu tư đang lên như vàng, n tiền ảo, thậm chí cả tiết kiệm đã thu hút một lượng vốn lưu động rời khỏi chứng khoán.

Các kênh đầu tư có tính liên thông, nên chỉ khi TTCK thực sự kết thúc xu hướng giảm dài hạn và vĩ mô thay đổi rõ nét, thị trường bước vào chu kỳ giá lên mới thì dòng tiền mới trở lại mạnh mẽ.

Theo Nguyên Hà – Báo Sài Gòn Giải Phóng – Đầu Tư Tài Chính

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn