Logo

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021

Thách thức cũ chưa qua, mối lo mới đã xuất hiện

 

Bong bóng giá tài sản đang hình thành, thiếu hụt nguồn lực tài chính công và dư địa tiền tệ hạn hẹp là những thách thức mà Việt Nam có thể phải đối mặt để có thể đạt được mức tăng trưởng cao hơn nếu như đại dịch Covid-19 chưa thể hoàn toàn qua đi trong năm 2021.

 

Đại dịch Covid-19 đã lan rộng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế toàn cầu trong năm 2020. Nếu như nửa đầu năm 2020 chứng kiến sự suy giảm sâu, thì nửa cuối của năm lại cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của sản xuất và tiêu dùng ở nhiều nền kinh tế trên thế giới khi các biện pháp phong tỏa xã hội dần được gỡ bỏ.

 

Tuy nhiên, sự hồi phục này đang chậm lại và trở nên mong manh khi đại dịch tái bùng phát kể từ mùa đông. Mặc dù vaccin đã được phê duyệt và triển khai ở nhiều nước, nhưng cho tới khi nó được triển khai trên diện rộng và chứng minh được tính hiệu quả thì kinh tế toàn cầu có lẽ sẽ chưa thể hồi phục về mức trước đại dịch.

 

Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế trên thế giới. Sự đứt gãy các chuỗi cung ứng và trì hoãn các dòng trì hoã thương mại và đầu tư quốc tế khiến cho cỗ xe kinh tế Việt Nam phải khựng lại ít nhiều, bất chấp những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu đem lại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, mặc dù dương, nhưng là thấp nhất kể từ khi đổi mới.

 

Những nỗ lực mở rộng tài khóa và tiền tệ của Chính phủ đã phần nào giúp doanh nghiệp và người dân vượt qua những khó khăn trong đại dịch, nhưng cũng làm nảy sinh các hiệu ứng phụ. Các thị trường tài sản bước đầu xuất hiện những dấu hiệu của bong bóng giá. Khu vực tài chính hưởng lợi nhiều hơn từ sự mở rộng tiền tệ thay vì khu vực sản xuất. Trong khi đó, nguồn lực tài chính hạn hẹp vẫn là điểm yếu cố hữu của nền kinh tế trong nhiều năm qua.

 

Kinh tế toàn cầu suy thoái và bất định

 

Năm 2020 là năm khó khăn của nền kinh tế thực nhưng lại là sự thành công ngoài mong đợi của thị trường tài chính toàn cầu. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, tăng trưởng GDP toàn cầu ước giảm từ 4,2% (OECD, 2020) tới 4,4% (IMF, 2020). Trong đó, nhiều nền kinh tế suy giảm mạnh như khu vực EU (-7,5%), Ấn Độ (-9,9%) hay Brazil (-6%). Mặc dù nhiều loại vaccin đã được phê duyệt và bắt đầu triển khai nhiều nước, nhưng triển vọng kinh tế năm 2021 vẫn rất bấp bênh do tính hiệu quả, khả năng triển khai trên diện a rộng của vaccin hay do những biến thể mới của virus SARS-Cov-2.

 

Sự hồi phục kinh tế đang chững lại và không đồng đều. Các nước vẫn cần tiếp tục thực hiện những gói hỗ trợ lớn cả về tài khóa lẫn tiền tệ, ít nhất là cho tới khi các biện pháp giãn cách xã hội được gỡ bỏ hoàn toàn. Lãi suất tiếp tục được giữ quanh mốc 0% ở các nước phát triển, từ 2-4% ở các nước khối BRICS và nhiều nền kinh tế đang phát triển khác. Trong khi đó, những nỗ lực gia tăng chi tiêu công và đảm bảo an sinh xã hội khiến thâm hụt tài khóa trên thế giới có thể lên tới 11,5% GDP trong năm 2020 (OCED).

 

Tuy nhiên, khác với các cuộc suy thoái kinh tế - tài chính trước đây, thị trường tài chính trên thế giới lại có năm khởi sắc hơn mong đợi. Chỉ số S&P 500 của Mỹ tăng xấp xỉ 16%; BSE SENSEX của Ấn Độ tăng gần 15%; Nikkei 225 của Nhật tăng khoảng 13,5% hay Shanghai của Trung Quốc tăng tới 11,5%.

 

Ngoại trừ chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 14% do tác động cộng hưởng của dịch Covid-19 và tương lai bất định của nước này trong thời kỳ hậu Brexit, còn lại các chỉ số chứng khoán toàn cầu gần như đi ngang hoặc giảm nhẹ, không tương xứng với mức độ nghiêm trọng của suy giảm kinh tế mà các nước này đã phải hứng chịu do tác động của đại dịch trong năm.

 

Giá bất động sản có xu hướng tăng trên toàn thế giới, trong khi đó giá vàng và các loại tiền mã hóa cũng tăng mạnh (giá bitcoin tăng tới bốn lần trong năm).

 

Kinh tế Việt Nam năm 2020

 

Điểm sáng từ nông nghiệp, sản xuất hướng ra xuất khẩu và dịch vụ tài chính

 

Kinh tế Việt Nam là một trong vài điểm sáng hiếm hoi trên thế giới khi có xu hướng tăng dần kể từ đáy quí 2 và cả năm đạt mức tăng trưởng GDP là 2,91%. Trong đó, tăng trưởng của khu vực 1 (nông, lâm và thủy sản) đạt mức khá là 2,68% (trung bình giai đoạn 2016-2019 là 2,51%) và diễn ra đồng đều ở tất cả các ngành. Mặc dù có tỷ trọng thấp nhất nhưng khu vực này một lần nữa lại chứng minh là “bệ đỡ” của tăng trưởng và hấp thụ tốt những bất ổn khi nền kinh tế gặp phải các cú sốc.

 

Khu vực 2 (công nghiệp và xây dựng) tăng khá nhất với 3,98% (trung bình giai đoạn 2016-2019 là 8,33%) chủ yếu nhờ ngành chế biến chế tạo hướng ra xuất khẩu.

 

Khu vực 3 (dịch vụ) chịu ảnh hưởng mạnh nhất, chỉ tăng 2,34% (chưa bằng một phần ba so với con số 7,19% trung bình giai đoạn 2016-2019). Trong khu vực 3, ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất là dịch vụ lưu trú và ăn uống (-14,68%) khi khách du lịch quốc tế giảm tới gần 79%, còn khách trong nước và các sự kiện thể thao, văn hóa lễ hội cũng suy giảm mạnh do các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Trong khi đó, ngành ngân hàng và bảo hiểm tăng tới 6,87% nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ và tâm lý phòng ngừa rủi ro.

 

Những con số ở trên có lẽ chưa phản ánh được hết khó khăn của nền kinh tế khi khu vực phi chính thức, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội, nhưng lại hầu như không được phản ánh trong thống kê GDP.

 

Trong năm 2020, tổng số doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng kinh doanh lên tới 101.700, tăng mạnh 13,9% so với năm trước. Ngược lại, số thành lập mới hoặc quay trở lại hoạt lẽ động là 179.000 doanh nghiệp, tăng d nhẹ 0,8% so với năm trước.

 

Khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, mặc dù trên 40% doanh nghiệp được hỏi đánh giá triển vọng kinh tế đang tốt dần lên trong nửa cuối năm 2020 và đầu năm 2021, tuy nhiên số là lượng doanh nghiệp bi quan vẫn còn lớn (19%). Điều này phần nào phản ánh những khó khăn hiện tại và tương lai bất định của nền kinh tế trong nước (- cũng như thế giới trước tác động của đại dịch, làm trì hoãn các hoạt động đầu tư sản xuất trong nước.

 

Các thành phần tổng cầu tăng giảm không đồng đều

 

Nhìn từ phía cầu tiêu thụ sản phẩm, chúng ta cũng thấy có xu thế tăng chậm lại hoặc giảm sút. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong năm 2020 giảm 1,2% nếu loại trừ yếu tố giá (con số tương tự của năm 2019 là tăng 9,5%) và tăng 2,6% nếu tính cả sự gia tăng của giá.

 

Giãn cách xã hội, thu nhập giảm sút, và tâm lý tăng tiết kiệm dự phòng là những lý do chính khiến hộ gia đình cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là trong lĩnh vực lưu trú ăn uống (-13%), du lịch lữ hành (-59,5%) và vận tải hành khách (-9,6%). Trong khi đó, việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong thời kỳ dịch bệnh lại giúp ngành viễn thông có lượng tiêu thụ tăng 4,1% so với năm trước.

 

Trái ngược với tiêu dùng, đầu tư trong nền kinh tế tiếp tục giữ được mức tăng khá 5,7%, mặc dù đây là con số thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua. Tuy nhiên, điều đáng nói là con số tăng trưởng này chủ yếu đến từ khu vực công với tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước (chiếm 33,7% tổng vốn) tăng 14,5%. Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước (chiếm 44,9%) chỉ tăng 3,1%, phản ánh đúng tâm lý bi quan/cẩn trọng của khu vực tư nhân. Đặc biệt, vốn đầu tư của khu vực nước ngoài giảm 1,3%, chung với xu hướng sụt giảm của dòng vốn đầu tư trên toàn cầu, bất chấp những lợi thế mà Việt Nam đạt được trong năm thông qua các hiệp định FTA (CPTPP và EVFTA) và xu hướng đa dạng hóa/ vo dịch chuyển của dòng vốn khỏi Trung EAI Quốc. Tổng vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) giảm 25%; các PAH dự án được cấp phép mới giảm 35% về dự án và 12,5% về số vốn đăng ký số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải  ngân đặt ga so với năm trước.

 

Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký trong năm 2020 không có nhiều thay đổi so với các năm trước. Nếu tính cả vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đang hoạt động, thì vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầu, đạt 11,8 tỉ đô la, chiếm tới 56% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Đây cũng là ngành sản xuất chủ yếu hướng đến thị trường xuất khẩu và dự kiến vẫn tiếp tục giữ vai trò động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong những năm tới.

 

Ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 4,9 ti đô la, chiếm 23,5%. Còn lại là ngành kinh doanh bất động sản và các ngành khác mỗi ngành chiếm khoảng 10-11% tổng vốn đăng ký.

 

Sự thích ứng của doanh nghiệp trong bối cảnh thu nhập giảm sút và phong tỏa xã hội ở nhiều thị trường lớn đã giúp thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2020 đạt mức kỷ lục ước khoảng 19,1 tỷ đô la, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 ti đô la, tăng 6,5%, còn nhập khẩu đạt 262,4 ti đô la, tăng 3,6%.

 

Do đóng cửa biên giới với hoạt động du lịch trong phần lớn thời gian của năm, nên xuất khẩu dịch vụ giảm mạnh xuống còn 6,3 tỉ đô la (-68,4%), khiến mức nhập siêu dịch vụ của Việt Nam lên tới 12 tỉ đô la, gấp khoảng tám lần so với con số tương ứng của năm 2019.

 

Các mặt hàng xuất khẩu lớn có sự tăng trưởng vượt bậc bao gồm máy tính, sản phẩm và linh kiện điện tử (tăng xấp xi 25%) hay máy móc và thiết bị dụng cụ phụ tùng (tăng trên 45%). Ngược lại, hàng dệt may, giày dép và xơ sợi dệt lại chứng kiến sự sụt giảm.

 

Ở chiều nhập khẩu, nhập khẩu máy tính, sản phẩm và linh kiện điện tử cũng tăng mạnh lên tới hơn 60 tỉ đô la (tăng trên 20%), cho thấy Việt Nam chủ yếu thực hiện gia công, lắp ráp trong nhóm hàng này để xuất khẩu với giá trị gia tăng không cao. Ngoại trừ điện thoại và linh kiện điện thoại, nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào khác như vải, chất dẻo nguyên liệu, kim loại, nguyên phụ liệu dệt may, da, giày... đều giảm sút do giá trị xuất khẩu thành phẩm hoặc tiêu thụ trong nước co hẹp.

 

Đáng chú ý là đóng góp vào giá trị xuất khẩu hàng hóa vẫn chủ yếu là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khi chiếm tới 72,2%, tăng 9,7% về giá trị. Trong khi đó, xuất khẩu hàng hóa của khu vực doanh nghiệp trong nước chiếm phần còn lại và thậm chí giảm 1,1% về giá trị so với năm 2019. Điều này cho thấy khu vực doanh nghiệp nước ngoài thích ứng tốt hơn trong thời kỳ bệnh dịch và tận dụng tốt hơn những lợi thế mà các FTA đang mang lại.

 

Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất và cũng tăng mạnh của Việt Nam với kim ngạch lần lượt đạt 76,4 tỉ đô la (tăng 24,5%) và 48,5 ti đô la (tăng 17,1%) so với năm trước. Ngược lại, giá trị xuất khẩu vào các thị trường lớn khác như EU, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc giảm từ 2,7-8,7%.

 

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất với giá trị nhập khẩu lên tới 83,9 tỉ đô la (tăng 11,2%). Giá trị nhập khẩu từ EU và Nhật cũng tăng nhẹ lần lượt 3,5% và 5%, trong khi các thị trường lớn khác đều giảm.

 

Mức thặng dư thương mại hàng hóa lớn với Mỹ (gần 63 tỉ đô la) là một trong những lý do khiến Việt Nam bị cáo buộc thao túng tỷ giá nhằm hưởng thế thương mại. Tuy nhiên, cáo buộc này chủ yếu mang tính chính trị, ít dựa trên các bằng chứng kinh tế và thực tiễn ở Việt Nam. Trong phiên điều trần cuối tháng 12-2020 vừa qua, hầu hết các đại diện doanh nghiệp Mỹ đang kinh doanh ở Việt Nam đều không ủng hộ chủ trương áp thuế trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ đối với hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối có lẽ Việt Nam cũng cần điều chỉnh lại chính sách mua vào ngoại tệ hoặc thỏa thuận các hợp đồng thương mại mới với phía Mỹ nhằm dung hòa lợi ích giữa hai bên.

 

Như vậy có thể thấy, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn chủ yếu thuộc về khu vực FDI. Giá trị gia tăng thấp do chủ yếu là gia công, lắp ráp hoặc phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Rủi ro cũng đến từ việc có thặng dư thương mại lớn với một thị trường lớn (Mỹ) mà Việt Nam chưa có FTA. Xuất khẩu dịch vụ gần như biến mất do dịch Covid-19.

 

Giá cả tiêu dùng có xu hướng tăng chậm lại

 

Những lo ngại về lạm phát trong những tháng đầu năm đã không trở thành hiện thực khi giá cả tiêu dùng có xu hướng tăng chậm lại qua các quí. Nếu như CPI bình quân của quí 1 tăng tới 5,56% thì con số này đã giảm dần còn 4,19% sau sáu tháng, 3,85% sau chín tháng, và kết thúc năm ở con số khá thấp là 3,23%, đạt mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ đưa ra.

 

Đóng góp chính vào lạm phát năm 2020 đến từ sự tăng giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống khi tăng tới 9,99% (chủ yếu là do giá thịt heo và giá gạo tăng mạnh). Ngoài ra, giá cả nhóm hàng giáo dục cũng tăng cao tới 4,08% do lộ trình điều chỉnh học phí nhiều địa phương. Đa số các nhóm hàng còn lại đều có giá cả tăng nhẹ từ 1-2%, thậm chí giá một số nhóm hàng còn giảm như giao thông hay văn hóa, thể thao và du lịch.

 

Mức tăng thấp của CPI năm nay chủ yếu do ba nguyên nhân chính. Thứ nhất, giá xăng dầu giảm và giữ ở mức thấp trong phần lớn thời gian của năm. Thứ hai, do thu nhập giảm sút và tác động của đại dịch khiến nhu cầu đổi với nhiều nhóm hàng dịch vụ như văn hóa, thể thao, du lịch giảm, và do vậy giá cả của chúng giảm mạnh. Thứ ba, giá cả nhiều yếu tố đầu vào của sản xuất từ nguồn nhập khẩu có xu hướng giảm do nhu cầu trên thế giới giảm, đồng thời giá trị tiền đồng được giữ ổn định (thậm chí lên giá nhẹ) so với đô la Mỹ giúp loại trừ yếu tố lạm phát nhập khẩu. Ngoài ra, còn có thể kể đến việc hoãn tăng giá một số nhóm hàng do Nhà nước quản lý như y tế trong năm nay nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 lên đời sống của người dân trong nước.

 

Có một mối lo mới đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 và cả những năm tiếp theo, đã xuất hiện và dang ngày càng trở nên rõ nét, đó là bong bóng giá tài sản đã hình thành và đang tăng mạnh. Đây là hệ quả trực tiếp từ sự lệch pha giữa tăng trưởng cung tiền và tín dụng so với tăng trưởng kinh tế (mời xem chi tiết trong bài Sức ép lạm phát và bong bóng giá tài sản đăng trên TBKTSG số ra ngày 14-1-2021).

 

Ngân sách khó khăn

 

Tính đến hết ngày 30-12-2020, ước tính thu ngân sách đạt gần 1,46 triệu tỉ đồng, hụt thu khoảng 55.000 tỉ đồng (3,65% dự toán), giảm đều từ cả nguồn thu nội địa và hoạt động xuất nhập khẩu. Mặc dù không hoàn thành kế hoạch, nhưng đây là một con số đáng khích lệ trong bối cảnh dịch bệnh làm sụt giảm chi tiêu và thu nhập của cả người dân lẫn doanh nghiệp.

 

Ngoài ra, giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản cũng ở mức khá cao so với những năm trước. Lũy kế giải ngân vốn đầu tư công đạt 455.210 tỉ đồng, tăng 67% so với năm 2019 và bằng 80,3% kế hoạch năm. Đây là một trong những động lực quan trọng góp phần vào mức tăng trưởng dương của năm 2020.

 

Bức tranh tài khóa dài hạn chưa có gì cải thiện. Tỷ lệ nợ công/GDP ước tính chỉ tăng nhẹ từ 55% vào cuối năm 2019 lên 56,8% vào cuối năm 2020 (sẽ giảm sâu xuống còn 46% nhờ việc sử dụng cách tính GDP mới kể từ năm 2021), thấp hơn mức trần 65% cho phép bởi Quốc hội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa dư địa tài khóa của Việt Nam đã rộng mở. Nợ công liên tục tăng nhanh hơn thu ngân sách những năm gần đây khiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đã chạm trần 25% tổng thu ngân sách của năm 2020. Điều đó có nghĩa là một phần tư nguồn thu ngân sách quốc gia là để trả nợ gốc và nợ lãi hàng năm và tỷ lệ này dự kiến sẽ còn cao hơn nữa trong thời gian tới. Dư địa tài khóa của Việt Nam là rất hạn hẹp nếu đại dịch Covid-19 kéo dài.

 

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021

 

So với một năm trước, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát trên toàn thế giới, tương lai kinh tế đã bớt bất định hơn nhờ kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh và việc triển khai tiêm phòng vaccin ở nhiều nước lớn trên thế giới.

 

Tuy nhiên, triển vọng kinh tế thế giới vẫn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh trên quy mô toàn cầu mà điều này khó có thể xảy trong vòng một năm tới. Tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể khá cao, chủ yếu là nhờ xuất phát từ một nền tảng rất thấp của năm 2020, nhưng các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại hoàn toàn bình thường như trước đại dịch ít nhất là cho tới những tháng cuối cùng của năm.

 

Các chính sách hỗ trợ tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội được dự báo vẫn tiếp tục diễn ra với quy mô lớn, đặc biệt là ở các nước phát triển. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) lần lượt ước tính tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu là 5,2% và 4,25% trong năm 2021.

 

Động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục đến từ xuất khẩu và đầu tư công. Với việc dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam (mặc dù có chậm lại do tác động của đại dịch) thì xuất khẩu của khu vực này vẫn đóng vai trò quan trọng bậc nhất cho tăng trưởng của nền kinh tế trong nhiều năm tới.

 

Nhưng tốc độ tăng xuất khẩu sẽ phụ thuộc nhiều vào sự hồi phục của kinh tế thế giới và xuất khẩu của những mặt hàng truyền thống vốn chịu ảnh hưởng nặng nề trong năm qua. Trong khi đó, đóng góp trực tiếp của đầu tư công vào tăng trưởng sẽ không cao như năm 2020 do hạn hẹp về nguồn lực tài khóa. Tổng số vốn đầu tư từ ngân sách năm 2021 dự kiến là hơn 477.000 tỉ đồng, chỉ tăng 1,4% so với kế hoạch đầu tư của năm 2020.

 

Bên cạnh đó, sự mở rộng tiền tệ hay hạ lãi suất chủ yếu có vai trò giúp hạ gánh nặng nợ lãi của các khoản vay hiện tại, hơn là thúc đẩy các khoản vay mới để mở rộng sản xuất. Một khi khả năng kiểm soát đại dịch chưa chắc chắn, niềm tin chưa quay trở lại thì đầu tư của các doanh nghiệp sẽ khó tăng mạnh ngay cả khi lãi suất có thực sự giảm. Nhiều ngành dịch vụ được dự kiến chưa thể hồi phục trong năm tới. Do vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể dao động trong khoảng từ 4-6% trong năm 2021.

 

Giá cả tiêu dùng được dự kiến sẽ tiếp tục có mức tăng vừa phải bởi các yếu tố gây tăng giảm đan xen. Có nhiều yếu tố khiến giá cả tiêu dùng có thể tăng nhanh hơn trong năm 2021. Thứ nhất, sự hồi phục ít nhiều của nền kinh tế thế giới sẽ khiến nhu cầu và giá các loại nguyên nhiên vật liệu trên thế giới tăng và duy trì ở mức cao hơn so với mức trung bình của năm 2020. Thứ hai, sự lên giá của bất động sản và chứng khoán trong thời gian qua có thể sẽ lan tỏa sang giá cả tiêu dùng khi nó làm tăng tài sản, và do vậy là tiêu dùng của nhiều người trong xã hội, đặc biệt là sau thời kỳ dịch bệnh. Ngoài ra, sau khi trì hoãn trong năm nay, lộ trình tăng giá đối một số mặt hàng thuộc diện quản lý của Nhà nước được dự kiến sẽ diễn ra trong năm tới, góp phần làm gia tăng lạm phát.

 

Ở chiều ngược lại, việc duy trì giá trị tiền đồng so với đó la Mỹ sẽ giúp Việt Nam hạn chế được lạm phát nhập khẩu. Nền kinh tế chưa thể quay trở lại bình thường cũng có nghĩa là thu nhập của phần lớn dân cư còn bị ảnh hưởng (tăng chậm hoặc thậm chí giảm), do vậy nhu cầu và giá cả tiêu dùng khó có thể tăng nhanh. Nếu không có bất thường về thiên tai trong nóng nghiệp, giá cả tiêu dùng được dự kiến sẽ tăng ở mức vừa phải, từ 3-4% trong năm 2021.

 

Trong khoảng 10 năm gần đây tốc độ tăng cung tiền và tín dụng ở Việt Nam còn rất cao so với các nước trong khu vực cũng như so với tăng trưởng của nền kinh tế thực (mời xem chi tiết trong bài Sức ép lạm phát và bong bóng giá tà sản trên TBKTSG số ra ngày 14-1-2021).

 

Cùng với lãi suất thực dương, tỷ lệ cung tiến/GDP thấp chính là “dư địa” chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương một nước có thể sử dụng để mở rộng tiền tệ (hạ lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng mà không hoặc ít gây lạm phát và/hoặc bong bóng giá tài sản) khi nền kinh tế gặp phải các cú sốc tiêu cực. Tuy nhiên, dư địa này không có nhiều trước thời kỳ dịch Covid-19 và càng hạn hẹp tính đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam.

 

Quy mô nợ công tăng nhanh về giá trị tuyệt đối và so với tỷ lệ thu ngân sách trong nhiều năm qua cũng khiến cho Việt Nam hầu như không có dự địa tài khóa. Thu ngân sách hầu như chỉ đủ trang trải chi thường xuyên và trả nợ lãi. Chi đầu tư phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào vốn vay.

 

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đã chạm ngưỡng 25% thu ngân sách và dự kiến tiếp tục duy trì ở mức cao trong vài năm tới. Do vậy, chính sách tài khóa cần phải chi tiêu đúng trọng tâm, tiết kiệm, hỗ trợ các đối tượng thực sự cần thiết. Ưu tiên cao nhất là hỗ trợ những người mất việc làm, kể cả khu vực chính thức và phi chính thức.

 

Tiếp đến, các hỗ trợ về chi phí đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng như miễn giảm phí công đoàn, lãi vay, tiền thuê đất,... nên được thực hiện nếu có nguồn lực. Tất cả các biện pháp hỗ trợ về thuế thu nhập hay chi tiêu hàng xa xỉ nên được xóa bỏ.

 

Đầu tư công chỉ nên tập trung và đẩy nhanh vào các dự án trọng điểm quốc gia đã có kế hoạch. Các dự án đầu tư không thiết yếu ở các địa phương cần được chấn chỉnh. Tiết kiệm chi thường xuyên cũng là một định hướng quan trọng khi đại dịch Covid-19 vẫn là một ẩn số, tương lai của nền kinh tế vẫn còn bất định.

 

Song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn đang thực hiện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Việt Nam nên kiên trì với những cải cách dài hơi hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Trong mọi tình huống, lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau dịch bệnh.

 

Theo Phạm Thế Anh - Thời báo kinh tế Sài Gòn

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn