Logo

"Chiến trường" du lịch Tết

Thị trường khó đoán

 

Tết là mùa làm ăn lớn thứ hai trong năm của ngành du lịch. Thông thường, để có giá cạnh tranh và chủ động dịch vụ, nhiều công ty lữ hành thậm chí đã đặt cọc những dịch vụ chính như vận chuyển hàng không, phòng khách sạn từ 4-6 tháng trước.

 

Tuy nhiên, sau khi trải qua những đợt hủy, hoãn tour và khủng hoảng suy giảm cầu do tác động của đại dịch, doanh nghiệp đã thận trọng hơn trong dự báo sức mua và chuẩn bị dịch vụ cho Tết. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ không dám đặt nhiều dịch vụ như trước vì lo ngại những diễn biến thất thường của dịch bệnh có thể khiến khách hàng thay đổi quyết định trong phút chốc. Khi đó, phía dịch vụ lữ hành có thể mất tiền cọc hoặc phải chuyển tiền thành phiếu mua dịch vụ để sử dụng sau. Theo ông Nguyễn Ngọc An, Phó tổng giám đốc Công ty Lữ hành Fiditour, không doanh nghiệp nào muốn rơi vào tình huống “chi tiền ra rồi không lấy lại được” trong bối cảnh nguồn tiền dự trữ gần như đã cạn kiệt sau gần một năm chống chọi với dịch bệnh. Ông nói: "Chúng tôi đã chào tour Tết nhưng vẫn đang thăm dò và thực sự chưa kỳ vọng sức mua sẽ phục hồi trong mùa Tết này".

 

Hiện tại không chi Fiditour mà nhiều dịch vụ du lịch khác cũng không dám mạo hiểm. Tất cả đang theo dõi sát sao tình hình để kịp đưa ra các dịch vụ phù hợp với từng chuyển biến của thị trường trong dịp cận Tết. Theo ghi nhận của TBKTSG, chỉ một số công ty chào tour Tết từ tháng 10, còn lại là trễ hơn, thậm chí có nơi mãi đến cuối tháng 11 mới giới thiệu dịch vụ. Nhiều công ty đang tập trung cho các điểm đến gần đô thị như tour từ TPHCM đi Phú Quốc, Nha Trang; một số tuyến đến vùng Đông Bắc, Tây Bắc, hay một số vùng có thể bán các gói nghỉ dưỡng cho gia uinn, bạn bè như Quy Nhơn hoặc những nơi có các khu nghi dưỡng lớn. Khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam hiện vẫn chưa thể sôi động trở lại sau tác động kép của đợt bùng phát dịch lần 2 và bão lũ.

 

Thông tin rất đáng ngạc nhiên là cho dù sức mua được đánh giá không khả quan và nhiều điểm đến cùng nhà cung cấp dịch vụ du lịch đang quảng bá cho các chương trình giảm giá nhưng giá tour Tết lại không giảm là bao. Nguyên nhân do giá vé máy bay và một số dịch vụ khác khá cao vào mùa Tết, trong khi đó, những chương trình kích cầu chỉ áp dụng cho khách đoàn trong dịp bình thường.

 

Ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang Travelink, cho biết giá tour Tết thường tăng từ 25-30% so với bình thường, riêng Tết năm nay sẽ tăng thấp hơn, chừng 10-15%. Công ty này không đặt dịch vụ dày đặc để làm tour trọn gói cho khách như trước mà tập trung vào các gói nghỉ dưỡng cho nhóm khách Tết năm nay sẽ tăng thấp hơn, chừng 10-15%. Công ty này không đặt dịch vụ dày đặc để làm tour trọn gói cho khách như trước mà tập trung vào các gói nghỉ dưỡng cho nhóm khách có nhu cầu sử dụng 5-10 phòng nghỉ. "Giá dịch vụ không giảm bao nhiêu nên cũng ảnh hưởng đến sức mua. Tần suất tour khởi hành dịp Tết năm nay thấp và đa số là khách mua gói nghỉ dưỡng nên lợi nhuận cũng thấp", ông cho biết và vẫn hy vọng lượng khách du lịch Tết có thể tiếp tục tăng, đạt mức 25-30% trong lượng khách đang rất ít ở thời điểm hiện tại.

 

Nhiều doanh nhân khác cũng cho rằng với những diễn biến thất thường của dịch bệnh, đặc biệt là từ sau khi TPHCM xuất hiện chuỗi 4 ca mắc Covid-19 trong những ngày vừa qua, việc dự báo sức mua càng khó khăn hơn.

 

"Tạm thời tồn tại" cũng đá khó

 

Theo số liệu dự báo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm nay giảm hơn 80%, khách nội địa giảm trên 50%, ngành du lịch thất thu khoảng 23 tỉ đô la Mỹ.

 

Hơn 50% tổng thu của ngành du lịch Việt Nam đến từ mảng du lịch quốc tế, do vậy, với tình hình hiện tại, không ai còn nghĩ du lịch có thể hồi phục trong năm nay hoặc năm tới.

 

Tại một hội nghị gần đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã không đề cập đến chuyện “phục hồi" mà thay bằng “tạm thời tồn tại”. Ông cho rằng Việt Nam có dân số đông, đất nước trải dài, nếu kiểm soát được dịch bệnh thì ngành du lịch có thể tạm thời tồn tại dù mảng du lịch quốc tế chưa được nối lại. 

 

Trao đổi với TBKTSG trước khi xuất hiện chuỗi bốn ca mắc Covid-19 tại TPHCM được công bố tuần trước, nhiều doanh nhân cũng đã kỳ vọng như thế. Một số người lạc quan hơn cho rằng từ những tín hiệu tích cực hơn của thị trường trong những ngày gần đây, ngành du lịch có thể hồi phục một phần hoạt động kinh doanh trong mùa du lịch Tết và tạo đà cho con đường phục hồi sắp tới. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi TPHCM xác nhận ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, vào thứ Năm tuần trước, nhiều khách đã hủy hoặc hoãn tour. Hàng loạt sự kiện đã lên kế hoạch tổ chức được tính toán lại.

 

"Kế hoạch cũ sẽ không đạt được vì các ca lây nhiễm này", ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Công ty Vietravel g Holding, nói hôm Chủ nhật vừa từng hy qua. Trước đó, ông cũng vọng với đà kinh doanh như vài tháng gần đây thì đến Tết Nguyên đán 2021, Vietravel có thể có mức doanh thu bằng 50% cùng kỳ năm ngoái. Tình hình còn khả quan hơn nữa nếu Chính phủ cho phép mở cửa thị trường du lịch quốc tế vào giữa năm tới. Thế nhưng đến thứ Năm tuần trước thì có 60-70% khách đã hủy hoặc hoãn tour làm công ty bị mất doanh thu của tháng 12 và Tết Dương lịch, thiệt hại khoảng 120 tỉ đồng.

 

Một doanh nhân khác, ông Nguyễn Hữu Y Yên, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, cho biết mọi dịch vụ đã được chuẩn bị xong từ tháng 10. Mùa du lịch Tết tuy chỉ có khoảng mười ngày khởi hành tập trung nhưng lại rất quan trọng đối với mảng du lịch nội địa, vì không chỉ là khởi đầu cho mùa du lịch của năm mà còn đóng góp 10-20% doanh thu cả năm. Nếu kinh doanh mùa Tết kém thì các tháng khác sẽ phải rất nỗ lực để bù đắp, nhưng việc nỗ lực cũng sẽ rất khó khăn trong bối cảnh thị trường đầy biến động như hiện nay. “Lượng khách mua tour từ cuối tháng 9 tăng khá tốt. Thị trường đã có thể tăng trưởng nếu không có những ca lây nhiễm mới. Mọi việc thay đổi quá nhanh khiến các kế hoạch kinh doanh phải được làm lại một cách thận trọng hơn", ông nói và cho biết rất khó để đánh giá về khả năng hồi phục vì tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến thất thường. Hiện tại, công ty này đang tập trung chuẩn bị các dịch vụ một cách thận trọng bám theo thông tin về tình hình dịch bệnh.

 

Cũng có những doanh nhân thậm chí còn cho rằng việc tạm thời tồn tại đã là khó, nếu cứ phải đối mặt với những đợt suy giảm khách liên tục như thời gian qua. Nhiều người cũng không quá trông đợi khả năng tăng trưởng từ thị trường nội địa bởi miếng bánh thị trường nhỏ lại so với trước dịch đang bị chia nhỏ cho rất với nhiều người. Theo ông Thành của Liên Bang Travelink, số lượng khách trong nước giảm, mức chi tiêu cũng thấp hơn, trong khi đó, mọi doanh nghiệp đều chỉ còn một thị trường nội địa để khai thác.

 

Ông Thành cho biết: "Với nhiều sản phẩm nghỉ dưỡng, chúng tôi chỉ có thể kiếm lời chừng 150.000 đồng khi bán được một gói dịch vụ. Sức mua yếu mà lợi nhuận cũng không là bao, nhiều khi không bù đắp nổi chi phí điều hành nên càng bán càng lỗ". Ông cho rằng đây cũng là lý do khiến nhiều nơi buộc phải chọn cách "đóng băng” hoàn toàn, chờ đến khi hết dịch.

 

Theo Đào Loan - Thời báo kinh tế Sài Gòn

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn