Thưa bác sĩ, ai cũng mong muốn sức khỏe mình tốt nhất trong các tour du lịch. Vậy trước một chuyến đi, du khách cần chuẩn bị những gì?
Chuẩn bị cho một chuyến duu lịch tùy thuộc vào mmminhf tổ chức hay do công ty du lịch tổ sc; noiwiww mình dutinhss đến ở có đr tiện nghi hay nơi hoang vắng. Ở đây xin nêu chung cho một chuyến đi xa, phải chuẩn bị hai phần: phần thuốc và dụng cụ y tế cho những người cùng chuyến đi và phần thuốc riêng cho mỗi người.
Các công ty lữ hành trong nước và quốc tế đã chuẩn bị các phương án để đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho người tham gia các tour, vậy cá nhân cần có túi thuốc cho riêng mình hay không?
Đúng là các công ty du lịch chuyên nghiệp thường chuẩn bị chu đáo cho các thành viên của đoàn du lịch nhưng bạn cũng cần chuẩn bị thuốc cho riêng mình. Nếu bạn có bệnh mãn tính như tim mạch chẳng hạn thì phải đến bác sĩ báo để bác sĩ chuẩn bị thêm thuốc và nhất thiết phải đem theo cho đủ uống, thậm chí một số thuốc cấp cứu cho riêng bạn.
Với những người mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch thì bác sĩ có lời khuyên nào?
Những người bị bệnh mãn tính, nên đến bác sĩ theo dõi bệnh để được tư vấn, bởi một số bệnh tim mạch không thể đi máy bay được. Phải đem theo các loại dùng uống trong tình trạng khẩn cấp nhưu thuộc hạ huyết áp, thuốc giãn mạch vành…
Du lịch còn là một chuyến dã ngoại, một chuyến hành hương và một cuộc rời xa chốn đô hội đẻ về với thiên nhiên. Bác sĩ có nghĩ hình thức này tốt cho sức khỏe hay không?
Mục đích của du lịch là để nghỉ dưỡng, do đó tránh phải đi quá nhiều gây mệt mỏi, nhất là những người có tuổi. Nếu biết tổ chức thì chuyến du lịch sẽ là dịp phục hồi sức khỏe rất tốt.
Xin trở lại vấn đề chuẩn bị thuốc men cho chuyến du lịch. Ngoài thuốc cá nhân thì nên có những loại thuốc nào?
Trong chuyến đi, du khách thường thích khám phá những nơi lạ nên dễ bị cắt da, va chạm làm chấn thương ngoài da, nhiều trường hợp dẫn đến nhiễm trùng nặng, nếu khuông được xử lý đúng cách. Chúng ta cần phải chuẩn bị thuốc sát trùng, như dung dịch povidone-iodine 10%, chỉ cần nhỏ 8 giọt vào ột lít nước sạch là có một dung dịch sát trùng rửa vết thương. Rồi cần có cồn y tế để rửa lại vết thương để khi băng lại. Những vết thương rách da rộng có thể được may lại bằng các bộ dụng cụ sẵn có (đóng trong một bộ dùng một lần). Còn phải có băng thun, dây thun cột dể có thể băng ép cầm máu vết thương đứt mạch máu.
Thiên nhiên đã giúp cho con người chống lại bệnh tật và những hội chứng khác. Vậy trở lại với thiên nhiên, du lịch ở nơi hoang vắng thì có cần thêm dụng cụ, thuốc men nào?
Nếu đi đến nơi có nhiều muỗi, côn trùng thì nên mang theo mùng (màn) có tẩm thuốc chống muỗi hoặc các loại dịch bôi ngoài da, quần áo chống côn trùng. Người ta thường dùng PEET 20% bôi ngoài da và quần áo nhưng cẩn thận vì có thể gây độc cho trẻ con, nếu dung dịch trên 20% thì chỉ dùng bôi quần áo, không được bôi trực tiếp lên da. Còn có permethrin bôi da và quần áo mặc không độc cho trẻ con, chống cả rận, chí, ghét. Thuốc ngừa sốt rét, nếu vào vùng có dịch. Thuốc kháng viêm non-steroid, cream hydrocorticoide để bôi vết côn trùng cắn, dị ứng da, bỏng nắng…
Cần phải quan tâm đến ngườn nước dùng nơi bạn đến nghỉ. Tiện nhất là uống nước lọc đóng chai. Chuẩn bị dụng cụ đun sôi nước để dùng, có thể dùng các viên sát trùng nước rất tiên lợi (chú ý sát trùng iodine thì khuông được dùng cho người có bệnh bướu cổ).
Xin cảm ơn bác sĩ.
Thuận Thảo thực hiện
Điện thoại: 0909.140.866
Email: info@irrmanagement.com.vn