Tại Diễn đàn Routé Asia 2022 vào đàu tháng này, Đà Nẵng đưa ra đề xuất đầu tư 100 triệu đô la mỹ cho trung tâm bảo dưỡng máy bay. Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng Trần Phước Sơn nói rằng thành phố có tiềm nắng trờ thành trung tâm hàng không quốc tế trong khu vực, kết nối với các thành phố lớn châu Á và thế giới. Ông cũng cho biết kế hoạch mở rộng sân bay trong năm 2023 với nhà ga hàng hóa mới có công suất 100.000 tần môi năm và xây thêm nhà ga hành khách trong giai đoạn 2025-2030.
Liệu những kế hoạch trên có tham vọng không trong bối cảnh hàng không toàn cầu vẫn chưa thật sự khởi sắc sau dịch và thời tiết Đà Nẵng không thuận lợi như Tân Sơn Nhất hay Nội Bài do mưa bão nhiều hơn ?
Phát triển nhanh nhất châu Á
“Từ chỗ chỉ có một đường bay quốc tế đến Bangkok cách đây 20 năm, Đà Nẵng giờ trở thành cửa ngõ hàng không lớn thứ ba tại Việt Nam sau Tân Son Nhất, Nội Bài, với 31 tuyến bay và hơn 500 hcuyến bay quốc tế mỗi tuần trước dịch”, Giám đốc Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng Nguyễn Thị Hoài An phát biểu tại diễn đàn hàng không Routes Asia 2022 diễn ra từ ngày 4 đến 9-6 tại Đà Nnagữ.
Đà Nẵng tập trung phát triển thương hiệu du lich FantasticCity từ năm 2014. Sức hấp dẫn của điểm đến mới đã khiến lượng khách từ Hàn Quốc tăng vọt trong giau đoạn 2017-2019. Theo dữ liệu của Routes Asia, tuyến bay Đà Nẵng – Incheon đứng đầu khi vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo số liệu của OAG Schedules Analysẻ, năng lực vận chuyển hai chiều của tuyến Incheon – Đà Nẵng đạt 2,9 triệu chỗ, tăng 73% trong năm 2018. Thời điểm đó, có 10 hãng hàng không Việt Nam và Hàn Quốc khai thác thị trươgf với 121 chuyến bay mỗi tuần. Trong đó, Jin Air chiếm tỷ trọng 20% tổng số ghế cung cấp, Korean Air 15,1% và Jeju Airliné 13,2%. Có 12.100 chuyến bay trên tuyến trong năm 2018, tăng nhanh so với 7.500 chuyến trong năm 2017.
Số chuyến bay trong năm 2019 đã tăng kỷ lục với 166 chuyến mỗi tuần tang 40%. Cuối năm, lại có thêm Bamboo Airway của Việt Nam tham gia tuyến bay cạnh tranh nhất châu Á. Hãng bay gia rẻ Fly Gangwon của Hàn Quốc cũng giành được slot bay cuối năm 2019, nhưng chưa kịp bay thì dịch đến. Đó là chưa kể đến kế hoạch của hãng bay chưa kịp chào đời Vinpearl Airlines.
Hồi phục thời hậu dịch
Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế trở lại hôm 15-3. Ba tháng qua, lượng khách nước ngoài đến tham quan và nghỉ dưỡng vẫn khiêm tons bất châó các nỗ lực của ngành du lịch. Đến năm 2024 dự kiến Đà Nẵng mới khôi phục hoàn toàn các tuyến quốc tế nhu trước dịch.
Bà Hoài An lý giải rằng do ảnh hưởng của dịch, các hãng bay quốc tế chưa thể hồi phục ngay, đưa khách đến Việt Nam liền. Trừ thị trường Hàn Quóc đã được kích hoạt với số chuyến bay khiêm tốn, các thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan hầu như đang đóng băng. Trước dịch, số khách trung Quốc đến Việt Nam đạt hơn 5,8 triệu lượt (32% lượng khách quốc tế), Hàn Quốc gần 4,3 triệu lượt (gần 24%), Nhật Bản và Đài Loan gần 1 triệu lượt mỗi nơi (hơn 5%) – theo Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Lượng khách nội địa của sân bay Đà Nẵng đã khôi phục gần mức trước du lịch trong năm tháng đầu 2022. Tần suất các chuyến bay quốc tế đến Đà Nẵng hiện tại – 9 chuyến Singapore, 5 chuyến Seoul, 4 chuyến đến Bankok và Kuala Lumpur mỗi điểm – cho thấy cơ cấu mơi của thị trường inbound của Đà Nẵng. Khách trên các chuyến bay ngắn từ ASEAN sẽ chiếm ưu thế trong tương lai gần.
“Singapore quang quẩn chỉ là thành phố nhỏ. Người dân hòn đảo lại đam mê du lịch nước ngoài hàng đầu ở châu Á. Vì thế hãy chú trọng thị trường rất giàu sức mua này thời hậu Covid”, ông Edwin Tan – một doanh nhân đi lạiu như con thoi giữa Singapore và TP.HCM nói với phóng viên Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.
Số liệu của OAG Aviation Worldwide cũng chứng minh điều đó. Trong thánh 5 và 6-2022, tuyến bay TP HCM – Singapore xếp hạng 9 trong danh sách các đường bay bận rộn nhất châu Á, một trong thứ hạng chứ từng có trước dịch
Đà Nẵng dự kiến sẽ sớm có 10 hãng hàng không khai trương lại các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng, bao gồm Air Seoul, T’ưay Air, Vietnam Airlines, Thai AirAsia, Korean Air, Air Busan, Jin Air, Cambodia Angkor Air, Jeju Air và HK Express Airways. Đáng chú ý, đường bay thẳng mới giữa New Delhi và Đà Nẵng do Vietjet Air khai thác từ tháng 9-2022 được kỳ vọng sẽ mở ra một thị trường du lịch tiềm năm mới và tạo điều kiện thúc đẩy sự phục hồi du lịch tại Đà Nẵng.
Vậy là thị trường Hàn Quốc sẽ tiếp tục “bùng nổ” trong thời gian tới. Bên cnahj đó là thị trường tiềm năng mới từ Ấn Độ.
Đười dài phát triển
Phuket hay Bali đang dè chừng sự vươn lên mạnh mẽ của Đà Nẵng. Thành phố lớn thứ ba Việt Nam có sức hút mạnh mẽ của thành phố biển, cũng là cửa ngõ của miền Trung và điểm kết nối với bốn di sản thế giới được UNESCO công nhận, gồm cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Công trình kiến trúc Cầu Vàng khánh thành vào tháng 7-2018 ở Đà Nẵng đã tạo tiếng vang trên toàn thế giới, đặc biệt là góp phần thu hút các ngôi sao và các nhân vật ảnh hưởng với công chúng Hàn Quốc. Có thời điểm, du khách trong nước có thể “đụng” phải một ngôi sao Kbiz tại hồ bơi ở resort hay tiệm ăn ở các điểm du lịch trên…
Các tuyến bay từ Seoul, Busan và Daegu – chiếm phân nửa tổng số chuyến bay quốc tế đến Đà Nẵng trước Covid – sẽ mở lại đầy khách. Nhưng liệu thị trường Hàn Quốc thời hậu Coivd có thay đổi?
Các chuyên gia đã từng cảnh báo về “ sự cả them chóng chán của người Hàn “ trước khi dịch bùng phát. Cầu Vàng đủ sức thu hút giới trẻ Hàn để chụp ảnh check in khoe facebôk, nhưng chỉ một lần. Các yếu tố chiều sâu văn hóa và lịch sử của các kiến trúc cổ của Huế hay Mỹ Sơn và sự khoáng đoạt, hùng vĩ của thiên nhiên ở động Phong Nha có phần lu mờ trước cây cầu từng dậy sóng truyền thông quốc tế hai lần năm 2018 – 2019
“ Người Hàn mau chán, đặc biệt là giới trẻ. Chính vì thế, các công ty du lịch Hàn Quốc phải tìm kiếm các điểm đến mới để thỏa mãn sự tò mò của giới trẻ”. Theo ông Kim Jae – Chon , lãnh sự văn hóa từng làm việc tại Việt Nam – Hàn Quốc với các hãng hàng không mới thành lập tại Việt Nam.
Việt Nam thu hút sự chú ý của khách Hàn Quốc khi Hà Nội được chọn địa điểm cho hội nghị cấp cao Mỹ - Triều Tiên tháng 2 – 2019. Cũng trong năm này, các hãng Korean Air và Asiana Airliné cũng mở đường bay đến Nha Trang, Đà Lạt và Phú Quốc để tìm kiếm sự mới mẻ cho du khách Hàn Quốc.
Đà Nẵng sẽ lại thu hút khách từ Hàn Quốc chỉ một vài năm, trong khi thị trường Ấn Độ và Trung Quốc còn là ẩn số. Cái chính là Đà Nẵng tự làm mới, đa dạng hóa các thị trường, xác định mức bền vững của từng thị trường tiềm năng và đưa r akế hoạch linh hoạt giai đoạn hậu Covid. Đà Nẵng không thể tự mình làm điểm đến đơn độc mà không có sự bổ trợ hay hấp dẫn của Huế, Hội An, Mỹ Sơn, hay Phong Nha.
Mà chuyện này thì Đã Nẵng và những người anh em láng giềng là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam , Quảng Trị, Quảng Bình phụ một tay thì mới đặng. FantasticCity phải dôngd hành với con đường di sản miền Trung thì mới hấp dẫn. Và tính đến cả chuyện Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung góp vốn mở văn phòng du lịch ở các thị trường trọng điểm, như các tỉnh thành Hàn Quốc đã làm ở Việt Nam.
Hồ Nguyên Thảo
Điện thoại: 0909.140.866
Email: info@irrmanagement.com.vn