Logo

Cứu du lịch, vẫn chưa có kế hoạch B

 

Covid-19 vẫn phủ bóng đen

 

Khi đợt dịch lần thứ ba lắng xuống hồi trung tuần tháng 3/2021, ngành du lịch đã nhanh chóng thực hiện nhiều giải pháp kích cầu. Nhờ vậy, số lượng du khách đăng ký tham gia các tour tuyến nội địa có sự gia tăng trở lại, nhất là trong dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4-1/5. Các doanh nghiệp du lịch tưởng chừng đã có thể thở phào nhẹ nhõm, thoát khỏi thời gian dài chống chọi trong suốt gần một năm rưỡi trước đó.

 

Tuy nhiên, làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19 đột ngột kéo đến đã khiến ngành du lịch một lần nữa "chao đảo". Đợt dịch lần này được đánh giá nguy hiểm hơn nhiều, bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay, lại ngay trước cao điểm mùa du lịch Hè 2021. Nhiều tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách xã hội khiến mọi hoạt động du lịch, đi lại tiếp tục đóng băng.

 

Một giám đốc công ty du lịch cho biết: “Mỗi lần các đợt dịch tiếp theo được kiểm soát, các doanh nghiệp lại sẵn sàng cho mùa cao điểm lễ, Tết, Hè. Nhưng lần nào cũng vậy, dịch bệnh bùng phát ngay trước giờ G”, khách ồ ạt hoàn, hủy tour khiến các công ty càng thêm điều đứng". Dù phải ngưng hoạt động nhưng đáng nói là không có doanh nghiệp nào có kế hoạch thay thế.

 

Hy vọng dù mong manh

 

Hiện tại, nhiều công ty đã phải cắt giảm dần nhân sự, hoạt động cầm chừng và cố gắng cầm cự để giữ thương hiệu. Có nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác một cách tạm thời, thậm chí tạm ngưng hoạt động hoàn toàn. Báo cáo mới nhất của Sở Du lịch TP.HCM cho biết, tính đến cuối tháng 5/2021 có đến 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ, doanh nghiệp lữ hành nội địa đã tạm ngưng hoạt động.

 

Các chuyên gia nhận định, sau đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái, do đó nhu cầu du lịch, vui chơi giải trí sẽ suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch. Hơn một năm qua, doanh nghiệp du lịch đã thay đổi linh hoạt để thích ứng và kích cầu nhưng lần này thì không còn con đường nào khác, chỉ còn mong manh hy vọng vào các chính sách “giải cứu” du lịch của Chính phủ.

 

Trước tình hình này, ngoài các chính sách về giảm thuế, phí, tiền điện như những đề xuất trước đây, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã đề xuất Chính phủ kéo dài chính sách giảm tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trong năm 2021; kéo dài chính sách về giảm phí cấp phép kinh doanh lữ hành và thẻ hướng dẫn viên; có các gói kinh phí hỗ trợ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng lao động trong ngành du lịch là các doanh nghiệp, nhân viên lữ hành, lưu trú, hướng dẫn viên giai đoạn hậu Covid-19.

 

Hiện nay, do nguồn cung vaccine còn hạn chế nên nhân sự ngành du lịch Việt Nam chưa thể sớm tiếp cận với nguồn vaccine ngừa Covid-19. V thế, nhiều doanh nghiệp du lịch ủng hộ phương án xã hội hóa vaccine nhằm nhanh chóng tái khởi động lại ngành kinh tế và du lịch.

 

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn