Logo

Cái giá của chiến lược ZERO COVID ở Trung Quốc

Người nước ngoài đang bỏ đi
 

Nhằm theo đuổi mục tiêu “Zero Covid”, Bắc Kinh đã thực hiện hơn 18 tháng an ninh biên giới nghiêm ngặt, bao gồm thời gian cách ly 3 tuần khi nhập cảnh, hạn chế cấp thị thực cho doanh nhân và gia đình họ. Điều này đã giúp ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19 và giảm số người chết do đại dịch. Dù vậy, sự bùng phát của biến thể Delta khiến các biện pháp đóng cửa và ngăn chặn không biết khi nào mới kết thúc, đã góp phần “đuổi” doanh nhân nước ngoài ra khỏi đất nước. 

 


 

Ker Gibbs và Alan Beebe, các Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Thượng Hải và Bắc Kinh, cho biết sẽ rời bỏ công việc trong những tháng tới. Một cuộc khảo sát gần đây trên 338 công ty thành viên của AmCham Thượng Hải, cho thấy hơn 70% gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài nước ngoài do họ bị hạn chế đi lại. “Việc đưa các giám đốc điều hành doanh nghiệp và gia đình của họ đến và đi khỏi Trung Quốc là điều vô cùng khó khăn kể từ khi đại dịch toàn cầu bắt đầu” - ông Gibbs cho biết 
 

Các quy định kiểm dịch khắc nghiệt, bao gồm cả việc tách con cái khỏi các bà mẹ, đã làm nhiều người nước ngoài lo sợ. Việc loại bỏ các ưu đãi thuế người nước ngoài được hưởng trong nhiều thập niên, và chi phí sinh hoạt tăng cao ở các thành phố của Trung Quốc cũng được coi là những mối lo ngại lớn. Số lượng công ty Mỹ có trụ sở tại các thành phố lớn ở Trung Quốc đã giảm mạnh. Đặc biệt, Phòng Thương mại Mỹ ở Tây Nam Trung Quốc, có trụ sở tại Thành Đô, đã bị buộc phải tạm ngừng hoạt động trong những tháng gần đây, do quy định mới mỗi quốc gia chỉ có thể đăng ký 1 phòng. Bộ ngoại giao Mỹ mô tả động thái này là thí dụ mới nhất môi trường pháp lý không rõ ràng, tùy tiện của Trung Quốc, đang góp phần tạo ra môi trường đầu tư không thuận lợi với doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp ở Hồng Kông cũng đang vật lộn để giữ chân người lao động nước ngoài do các biện pháp kiểm soát đại dịch chặt chẽ.

Gánh nặng của địa phương
 

Chính sách “Zero Covid-19” của Trung Quốc đang trở thành gánh nặng cho một số chính quyền địa phương. Đây là thời điểm căng thẳng đối với các quan chức địa phương ở Trung Quốc, đặc biệt những người ở khu vực biên giới. Bởi lẽ, chính quyền trung ương kiên quyết áp dụng cách tiếp cận không khoan nhượng đối với đại dịch, nói rằng sức khỏe của 1,4 tỷ công dân là điều tối quan trọng, không chấp nhận bất kỳ lời bào chữa nào. Do đó, chính quyền địa phương có nhiệm vụ “bảo vệ lãnh thổ” và ngăn chặn bất kỳ đợt bùng phát nào lan rộng ra ngoài khu vực kiểm soát của họ. Trước áp lực nặng nề như vậy từ cấp trên, các chính quyền địa phương buộc phải phát huy tối đa mọi công cụ sẵn có để hạn chế người dân ngay khi có ca nhiễm được báo cáo.
 

Huyện Yanshan, tỉnh Giang Tây, đã ra lệnh bật đèn đỏ ở tất cả trụ đèn giao thông để các phương tiện không thể di chuyển. Sau khi bị chỉ trích dữ dội trên mạng internet, chính quyền mới nới lỏng quy tắc. Heihe, có biên giới với Nga, cho biết mã sức khỏe của tất cả cư dân trong thành phố sẽ bị đổi thành "màu vàng" cho đến khi đợt bùng phát hiện tại kết thúc. Ở Trung Quốc, màu vàng có nguy cơ phơi nhiễm trung bình và phải ở trong nhà. Mã màu xanh lá cây cho biết chủ sở hữu không bị cách ly và có thể di chuyển tự do. Ruili, một thị trấn ở biên giới Trung Quốc với Myanmar, đã bị đóng cửa khoảng 7 tháng trong năm nay, bất chấp những dấu hiệu tuyệt vọng và thất vọng của người dân ngày càng tăng.
 

Xét trên quan điểm quốc gia, những bất tiện áp đặt đối với các khu vực có ổ dịch Covid-19 có thể đánh giá được. Đó là, dù những đợt bùng phát dịch mới nhất này sẽ bị dập tắt giống như những đợt bùng phát trước đó, nhưng rõ ràng chi phí của việc duy trì cách tiếp cận không khoan nhượng đối với Covid-19 đang đè nặng lên vai địa phương các cấp. Ở các thành phố lớn và có nguồn lực tốt như Thượng Hải, các biện pháp kiểm soát có thể được nhắm mục tiêu nhanh và chính xác, hiệu quả hơn. Thâm Quyến và Quảng Châu, 2 thành phố giàu có ở Khu vực Vịnh Lớn, cũng có thành tích nhanh chóng kiểm soát được các đợt bùng phát dịch nhỏ và lấy lại sự bình thường về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, Thượng Hải và Thâm Quyến là những ngoại lệ ở Trung Quốc, vì phần lớn dân số sống ở các thành phố nhỏ hơn. 


“Trao quà” cho Đông Nam Á?
 

Những chính sách kiểm dịch khắt khe của Trung Quốc đang tạo cơ hội cho các nước cạnh tranh từ Đông Nam Á. Các chuỗi giá trị đang được cấu hình lại với trọng tâm là khả năng phục hồi, và Trung Quốc dường như đang bị lỡ nhịp. Việc gia tăng số hóa sản xuất và căng thẳng thương mại đang diễn ra với Mỹ cũng góp phần khiến các công ty rời khỏi Trung Quốc. 
 

Những công ty ra đi đến từ nhiều quốc gia và ngành công nghiệp khác nhau. Hãng sản xuất bánh mì Hasbro của Mỹ đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc để ưu tiên cơ sở vật chất tại Việt Nam. Hãng điện tử khổng lồ Sony của Nhật Bản đã chuyển hoạt động sang Thái Lan. Câu lạc bộ Bông của Hàn Quốc đang chuyển hoạt động sản xuất sang Philippines, Campuchia và Indonesia. Ngay cả các công ty Trung Quốc cũng đang rời khỏi đất nước để đến các điểm ít tốn kém hơn. Mức lương ở Trung Quốc cao hơn gấp đôi ở Việt Nam và gần bằng 70% ở Hàn Quốc. Tình trạng thiếu lao động cũng gây khó khăn cho việc giảm chi phí sản xuất.
 

Nhờ việc di dời khỏi Trung Quốc của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, các thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á đã ghi nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực xanh cao nhất từ trước đến nay vào năm 2019. Trong khi tác động kinh tế của đại dịch đã làm giảm các dòng chảy đó vào năm 2020, mối quan tâm đến khu vực vẫn còn mạnh. Tăng trưởng kinh tế trong tương lai ở các nước ASEAN, khả năng đóng góp của họ vào chuỗi giá trị toàn cầu phụ thuộc vào mức độ thành công trong việc thu hút các doanh nghiệp muốn chuyển địa điểm hoặc tái định cư, đặc biệt từ Trung Quốc. Các chính phủ ASEAN cần nhìn nhận và nắm bắt cơ hội. 

.Vinh Trang

 

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn