Logo

Khách sạn Múa đôi - Ẻo lả bằng beton cốt thép

Có khoảng 10 mẫu kiến trúc nhà được xây dựng rải rác dọc theo bờ kênh Rasinovo dẫn đến ga metro Karrlovo, mà lúc mới hình thành, đã làm người dân lo ngại, vì nhà cao tầng bằng bê tong cốt thép mà cứ ẻo lả như nhảy múa, có nơi nứt rạn, nghiêng đổ, dù đó là những công trình bền vững nhất, do các kiến trúc sư lừng danh thiết kế xây dựng.

Nếu trong văn học nghệ thuật có nhiều trường phái phục hung, thì trong kiến trúc, dây cũng được coi là dấy ấn phục hung kiểu nhà kỳ lạ, bởi hai kiến truc sư, một của Hoa Kỳ là Frank Gehny và một cảu Czech là Vlado Milunic. Cả hai cùng chung tham vọng dựng lại nhà cao tầng đã bị chiến tranh tàn phá. Mục phục chế là hai tượng đá đôi nghệ nhân múa của Hoa Kỳ có tên gọi "Fred-Ginger", cặp đào kép khiêu vụ gấn kết tha thiết và đó trở thành mẫu cao tầng chính trong một loạt 10 mẫu có tên nhà khiêu vũ “Dancing House”. Ảnh trên là jkhasch sạn Dancing house Pregue.

 

Từ xa xa, khách đã có thể nhận ra, cặp “múa đôi” này, bên phải là nam, bên trái là nữ, những đến gần mới có thể nhận rõ nam là bằng đá khối rắn, nữ là bằng thủy tinh lượng bóng, với jupe xòa nên các công trình phục hung cũng chú ý vận dụng khối đá và thủy tinh trong xây dựng. Phiên bản cũ có trong thập niên 40-50, nhà múa đôi được phục chế từ năm 1992-1996.

Dancing house của Pregue được coi là những tầng đa chúc năng vì lẽ là nơi làm hộ dân, khách sạn, mở văn phòng đại diện, nhà hàng đặc sản, khu giải trí, điểm tham quan du lịch hấp dẫn nhất và nhất là, nó được Ngân hàng Nhà nước Cộng hòa Czech chọn in biểu tượng lên đồng DZD.

Các cao tầng nhà khiêu vũ được du khách quốc tế mô tả là những đoạn đường đi bộ “theo ký ức thời gian”, gắn chặt với những chuyến đi chan chứa tình người. ĐẶc điểm của Dancing House là bên trên lầu cao là một nhà hàng Pháp, nhưng quan trọng là ngoài hệ thống phòng nghỉ khách sạn chủ lực, Dancing house còn liên kết với chuỗi 484 khách sạn gần kề qua đơn vị dịch vụ khách hàng Expedia, tất cả khách sạn nội lực cũng như khách sạn “láng giềng” đều miễn phí khi đặt phòng, co thay đổi hay hủy đặt phòng.

Nơi trung tâm quảng trường cạnh Dancing house có dựng một đồng hồ vỹ đại, ví là đồng thiên văn, nên không có kim chỉ giờ hàng ngày mà chỉ cho các thông số về khi hậu, trăng sao…chủ yếu là nơi để du khách ghi hình lưu niệm.

Từ một tượng đá múa đôi, mà ra một phố Dancing house hấp dẫn. Biết đâu tại Việt Nam lại có những nhà kiến trúc phục hứng, đề xuất các dự án xây khách sạn hay cao tầng dựa trên các phiên bản “Núi đôi”, hòn “Trống mái” hay hòn “Phụ tử” đã từng đi vào văn học Việt Na, Hình tượng núi Đôi ở Xuân Dục – Đoài Dông Bắc Việt, nổi danh qua bài thơ tình của Vũ Cao, một anh bộ dội cụ Hồ cùng o du kích nhỏ, tình đẹp trong chiến tranh như môt số câu thơ tượng trưng:

…Lối ta đi giữa hai sườn núi

Đôi ngọn nenen làng gọi Núi Đôi

Em vẫn đùa anh, sao khéo thế

Núi chồng, núi vợ đứng song đôi.

Còn Hòn Trống Mái ở vịnh Hạ Long, nổi tiếng qua tác phẩm “Trống Mái” của nhà văn Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn thời tiền chiến, mô tả một chuyện tình đẹp nhưng trái ngang vì giữa cô Hiền là một nữ lưu khuê các ra nghỉ mát Hạ Long lại phải lòng với anh Vọi, một ngư dân xấu xí đen điu. Còn Hòn Phụ Tử ở Hà Tiên nằm trong “thập cảnh” đẹp nhất nước ở phương Nam sánh với hòn Phụ Tử ở phương Bắc. Sao khuông sở trở thành mẫu khách sạn tiêu biểu cho mỹ cảnh Việt Nam?

Lê Văn Sâm

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn