Trong quan hệ thương mại với Mỹ, Việt Nam luôn có thặng dư thương mại, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ từ năm 2019-2019 tăng 4,5 lần.
Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc và Hàn Quốc, Việt Nam luôn thâm hụt thương mại, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 2010-2019 tăng 2,7 lần, với Hàn Quốc từ năm 2010-2019 tăng 4,1 lần.
Trong giai đoạn 2010-2019, tốc độ tăng trưởng GDP theo giá so sánh 2010 bình quân của Trung Quốc là 7,7%; của Mỹ là 2,3% và Việt Nam là 6,3%, Tuy nhiên xét theo quy mô, tính đến năm 2019, GDP của Trung Quốc Đạt 11.537 tỉ đô la Mỹ, gấp 57 lần GDP của Việt Nam; GDP của Mỹ đạt 18.273 tỉ đô la, gấp 91 lần GDP của Việt Nam (GDP của Việt Nam năm 2019 chỉ đạt con số rất khiêm tốn là 201 tỉ đô la).
Phân tích cấu trúc của Bảng I-O (input-output) cho thấy một số kết quả như sau:
Từ các kết quá trên, có thể rú ra một số đánh giá:
Thứ nhất, cấu trúc kinh tế của Trung Quốc và Mỹ đã có sự chuyển hướng rõ rệt sang hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, đặc biệt là Mỹ (chỉ còn 1,1% theo cấu trúc năm 2018);
Thứ hai, hiệu quả sản xuất của Việt Nam là thấp nhất trong ba quốc gia tính theo tỉ lệ VA trên GO (Việt Nam là 29%; Trung Quốc là 32,7% và Mỹ là 55,8%).
So sánh tổng quan cấu trúc kinh tế từ các bảng cân đối liên ngành của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ cho thấy những điểm sau:
Về tỷ lệ chi phí trung gian so với giá trji sản xuất cho thấy tỷ lệ này của Việt Nam cao nhất, sau đó là Trung Quốc rồi đến Mỹ. Tỷ lệ này phần nào phản ứng hiệu quả sản xuất: đối với Mỹ cứ làm ra 100 đô la thì tạo ra 57 đô la giá trị tăng thêml Trung Quốc tạo ra 33 đô la trong khi Việt Nam chỉ tạo ra 28 đô là.
Sách Trắng về doanh nghiệp năm 2020 cho thấy, tỷ lệ chi phí trung gian so với doanh thu thuần của toàn bộ doanh nghiệp tư nhân là 91%, tức là trong 100 đô la giá trị sản xuất chỉ có 9 đô la là giá trji tăng thêm, tỷ lệ này của doanh nghiệp nhà nước là 88% và của doanh nghiệp FDI là 75%. Như vậy, để có được 28 đô la giá trji tăng thêm trên 100 đô la giá trji sản xuất chính là do khu vực cá thể (giá trji tăng thêm của khu vực này chiếm 30% GDP). Điều này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam là nền kinh tế gia công và đối với Việt Nam vừa là nền kinh tế gia công (khối doanh nghiệp) vừa rất manh mún nhỏ lẻ.
Xét về hệ số co giãn của lao động và vốn cho thấy Việt Nam cần rất nhiều vốn để tạo ra tăng trưởng, sau đó là Trung Quốc và Mỹ. Một điều ngạc nhiên là Việt Nam, mặc dù có cấu trúc về lao động và vốn lệch lạc, nhưng tỷ lệ đầu tư trong GDP của Việt Nam giảm từ 46% trong năm 2007 xuống còn 28% trong năm 2019 mà GDP vẫn tăng trưởng cao, điều này chỉ có thể lý giải là năng suất lao động của Việt Nam tăng một cách mạnh mẽ hoặc tăng lương một cách ngẫu hứng mà không phụ thuôc và tăng năng suất lao động. Số liệu cho thấy năng suất lao động của Việt Nam có được cơ bản do các ngành độc quyền hoặc mang đậm tính chất “quan hệ” như khai thác khoáng sản, điện và kinh doanh bất động sản. Mặc dù vậy năng suất của Việt Nam vầ thua Lào (với số liệu hiện thời).
Xét về các yếu tổ của tổng cầu cuối cùng cho thấy, tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng của dân cư so với GDP của Việt Nam và Mỹ là tương đương nhau (68%), trong khi đó tỷ lệ này của Trung Quốc chỉ là 39%. Như vậy để bù vào nhằm thúc đẩy tăng trưởng Trung Quốc phải tung ra một đầu tư cực lớn, chiếm tới 45% GDP.
Nhìn sâu hơn về mức độ lan tỏa của các nhân tổ của cầu cuối cùng đến giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm, có thể thấy xuất khẩu của Mỹ không lan tỏa đến giá trị sản xuất mạnh như Trung Quốc nhưng lan tỏa đến giá trị tăng thêm rất cao, hầu hết các yếu tố của cầu cuối cùng như tiêu dùng cuối cùng (chia ra thành thị, nông thôn), đầu tư, xuất khẩu của Mỹ đều lan tỏa mạnh đến giá trị gia tăng hơn Trung Quốc và Việt Nam.
Đối với Việt Nam,các nhân tố của cầu cuối cùng lan tỏa đến giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm đều thấp hơn Trung Quốc và Mỹ. Trong các nhân tố của cầu cuối cùng của Việt Nam xuất khẩu lan tỏa đến giá trị tăng thêm thấp nhất. Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất trên giá trị tăng thêm của Việt Nam là tiêu dùng cuối cùng của khu vực nông thôn. Như vậy với cấu trúc kinh tế và các hệ số lan tỏa như đã đề cập, có thể thấy nếu Việt Nam không thực sự thay đổi mà chỉ nhìn vào tăng trưởng GDP sẽ không thể vươn lên.
Đối với Trung Quốc, tuy tiêu dùng cuối cùng của Trung Quốc lan tỏa khá tốt đến giá trị tăng thêm, nhưng trong hơn 10 năm qua tiêu dùng cuối cùng của Trung Quốc không lên được 50% GDP. Như vậy, mặc dù Trung Quốc có nhiều tuyên bố hùng hồn và một số nghiên cứu chỉ nhìn vào chỉ tiêu GDP mà họ công bố và cho rằng đến năm 2030 Trung Quốc vượt Mỹ, nhưng đó là điều nặgn tính tuyền truyền hơn thực tế.
Kết luận
So sánh cấu trúc kinh tế của ba quốc giá, có thể thấy cấu trúc kinh tế của Mỹ lành mạnh và hiệu quả nhất, sự gia tăng tổng cầu thực sự làm gia tăng phía cung như giá trị sản xuất và thu nhập.
Cấu trúc kinh tế của Việt Nam cho thấy xuất khẩu của Việt Nam (xuất khẩu của khu vực FDI và cả khu vực trong nước) thực chất không có ý nghĩa nhiều đối với người dân và nền kinh tế.
GDP chỉ là tiêu tạm để so sánh một cách tương đối giữa các nước, nhưng với những nước cơ bản sản xuất gia công thì GDP không có nhiều ý nghĩa kinh tế thực sự.
Theo Bùi Trinh - Thời báo kinh tế Sài Gòn
Điện thoại: 0909.140.866
Email: info@irrmanagement.com.vn