Logo

Nhiều món vẫn không bao giờ đủ

Kinh doanh cà phê, thương hiệu này đã gây ngạc nhiên cho những khách hàng vốn ưa thích đồ ăn nhanh McDonald's. Tuy nhiên, những người lãnh đạo của McDonald's hiểu rằng, một công ty chỉ thành công khi thực thi sáng kiến liên tục, nhưng sáng kiến cũng có khả năng đẩy doanh nghiệp đó vào rủi ro.

 

 

Dĩ nhiên việc chuyển dịch sang xu hướng cà phê không có nghĩa là McDonald's dừng phục vụ các món ăn nhanh. Chúng vẫn là những món ăn chủ lực để kiếm tiền. McDonald's biết rằng, khi khách hàng ngày càng có ý thức về sức khỏe với những món ăn nhanh, thì cần làm gì đó trước khi bánh kẹp thịt và khoai tây chiên không được bán nhiều như kỳ vọng.

 

McDonald's cũng khá cẩn trọng khi thử nghiệm món mới tại một số nhà hàng ở San Diego, với khởi động kết hợp các món ăn nhanh và cà phê take away.

 

Theo đánh giá các chuyên gia, đây là sự kết hợp khá hợp lý vì người tiêu dùng có thói quen ăn sáng và uống cà phê. Ở hướng ngược lại, McDonald's nhận thấy, tăng trưởng trong năm 2013 tại thị trường Mỹ trượt nhẹ, do đó, cần thay đổi các mặt hàng để đạt mức lợi nhuận như mong muốn.

 

Cà phê là chất xúc tác tăng trưởng nhưng McDonald's cho biết sẽ tiếp tục mở rộng phân khúc đồ ăn sáng, với nhiều cách tân trong kinh doanh nhằm giữ vị thế dẫn đầu.

 

Thế nhưng điểm hấp dẫn nhất trong kinh doanh cà phê sáng lại nằm ở sự cạnh tranh gay gắt giữa McDonald's với Dunkin' Donuts và Starbucks. Dunkin' Donuts chuyên phục vụ bánh rán và cà phê take away, thậm chí họ còn đi trước McDonald's trong việc xây dựng các món ăn hướng đến bảo vệ sức khỏe khách hàng. Chiến lược kinh doanh của Dunkin' Donuts là tạo ra các sản phẩm khác biệt so với những thương hiệu thức ăn nhanh khác. Mức tăng trưởng dự kiến của Dunkin' Donuts trong năm tài chính 2014 sẽ đạt 3,4%.

 

 

Còn Starbucks là một thương hiệu cà phê take away nổi tiếng không kém so với thức ăn nhanh của McDonald's. Một điểm đáng lưu ý khác, Starbucks cũng xây dựng chiến lược mở rộng phân khúc đồ ăn sáng và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng như McDonald's.

 

Tuy nhiên, ông Howard Schultz, Giám đốc Điều hành Starbucks khi đó cho biết, không cảm thấy lo lắng về người khổng lồ McDonald's dù nền tảng cốt lõi của Starbucks là cà phê. Bởi vì Starbucks hướng đến phân khúc khách hàng có thu nhập cao, trong khi cả Dunkin' Donuts lẫn McDonald's lại đi theo chiến lược khách hàng bình dân. Do đó, chính Dunkin' Donuts và McDonald's mới cạnh tranh gay gắt với nhau về loại thức uống này.

 

Cho dù đối thủ nào cạnh tranh với McDonald's trong phân khúc đồ ăn sáng đều buộc phải liên tục sáng tạo. Tuy nhiên nếu cho rằng McDonald's đang hụt hơi thì cần phải xem lại vì cho dù họ đang dò tìm thị trường bằng một phân khúc mới nhưng cách đa dạng hóa thực đơn và thành công đã được chứng minh qua thực tế. Chẳng hạn, bánh mì kẹp (burger), món làm nên thương hiệu của McDonald's cũng thay đổi tùy theo khẩu vị và văn hóa ẩm thực của từng quốc gia. Ở Nhật Bản, bạn có thể thưởng thức burger nhân bò ăn kèm với loại sốt teriyaki vốn rất phổ biến trong ẩm thực Nhật. Còn ở Hồng Kông, bánh burger được thay bằng loại bánh kẹp địa phương với 2 màu trắng đen đặc trưng. Loại sốt tiêu đen rất cay lại dễ dàng tìm thấy trong những phần burger ở McDonald's Malaysia. Tại Ý, bánh kẹp luôn là loại bánh mì địa phương được yêu thích nhất.

 

McDonald's luôn kinh doanh với phương châm "Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương" (Think Globally, Act Locally).

 

Nhật Hạ -  International Recreation & Resort Management Group (IRR Group)

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn