Giống như hầu hết thành phố châu Âu luôn nhộn nhịp bỏng nhiên rơi vào cảnh vắng lặng và buồn bã do tác động của dịch Covid-19, Amsterdam - thủ đô kinh tế của Hà Lan - đã trải qua cả năm dài tĩnh lặng khác thường, dù thành phố này là một trong những điểm đến thu hút du khách bậc nhất ở châu Âu.
Amsterdam không chỉ nổi tiếng bởi nét đẹp cổ kính thể hiện ở những kiến trúc tôn giáo uy nghiêm và lộng lẫy, khu quảng trường Nhà thờ hoành tráng và lâu đài Hoàng gia diễm lệ, mà còn bởi những dòng kênh tuyệt mỹ ngang dọc trong thành phố. Dịch bệnh khiến không còn cảnh tàu thuyền xuôi ngược chở du khách dạo chơi, đã neo đậu im lìm ven những bờ kênh suốt năm dài. Lũ chim bồ câu dạn dĩ thường tíu tít dưới chân du khách ở quảng trường Dam giờ đây lững thững đi lại trong cảnh đìu hiu. Chợ hoa - một nét độc đáo của Amsterdam, nơi ngàn hoa khoe sắc bao năm qua, nay không bóng người lai vãng.
Và khu phố đèn đỏ - một điểm đặc biệt khiến Amsterdam thực sự khác lạ với các đô thị châu Âu khác cũng phải “tắt đèn” bởi con SARS-CoV-2. Phố đèn đỏ - một trung tâm mại dâm hợp pháp, tọa lạc giữa thành phố, dưới bóng một thánh đường cổ kính. Không thể phủ nhận khu phố đèn đỏ đã mang đến một nguồn lợi khổng lồ cho Amsterdam vì lôi cuốn hàng triệu du khách bốn phương. Tuy nhiên, thành phố này cũng phải gánh chịu nhiều nỗi bức xúc của cư dân: tiếng ồn, sự lộn xộn, bức bối đến ngộp thở bởi nhiều tệ nạn nảy sinh. Rất nhiều người dân than phiền rằng từ khi phố đèn đỏ ra đời, họ không còn thấy một Amsterdam với vẻ đẹp và sự bình yên vốn có, thay vào đó là một nơi chốn quá sức xô bồ, bát nháo.
Hoạt động từ thập niên 1960, phố đèn đỏ của Amsterdam đã phát triển thành... quận đèn đỏ! Ước tính có 7.000 “sexworker (công nhân tình dục) đang làm việc tại đây ở khoảng 350 điểm “hành nghề”. Trên toàn lục địa châu Âu, đây được xem là điểm “kinh doanh tình dục” lớn nhất. Khi phố đèn đỏ phải đóng cửa do dịch bệnh, các sexworker cũng được sự hỗ trợ, chu cấp của chính quyền thành phố, vì mại dâm là một nghề hợp pháp ở Hà Lan và sexworker luôn đóng thuế đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều sexworker than phiền tiền trợ cấp quá ít ỏi, không đủ cho họ lo liệu cuộc sống vốn quá đắt đỏ ở Amsterdam. Nhiều người đã phải trở về quê nhà ở Đông Âu hoặc Nam Mỹ và có khả năng không thể quay lại Hà Lan sau này. Một số không ít khác chuyển sang hoạt động bất hợp pháp, chấp nhận rủi
ro và đây là điều khiến chính quyền thành phố lo ngại. Đã có ý kiến nên dẹp bỏ luôn phố đèn đỏ khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát, ngăn chặn, thế nhưng cũng có không ít người bày tỏ lo âu nếu trung tâm mại dâm hợp pháp này bị đóng cửa vĩnh viễn iên du lịch Hà Lan khó có thể vực dậy nổi. Họ kiến nghị phố đèn đỏ tiếp tục được yên vị khi đại dịch đã qua đi. Ở chiều ngược lại, rất nhiều người dân Amsterdam lại mong muốn giữ được hình ảnh thành phố của mình như thời điểm hiện tại. Do | vậy đã có một cuộc trưng cầu ý kiến người dân được tổ chức rầm rộ nhằm thu hút 30.000 chữ ký để gửi đến vị thị trưởng thành phố, theo đó yêu cầu dời phố đèn đỏ ra ngoại ô hoặc đến một vị trí khác không phải giữa Amsterdam, trả lại cho đô thị cổ kính này vẻ đẹp và sự bình yên. Những sexworker ở phố đèn đỏ phản ứng ra sao trước đề xuất đó? Tất nhiên họ phản đối quyết liệt. Họ còn cáo buộc chính quyền đã “thù ghét" họ từ trước và nhân cơ hội đại dịch để bóp chết họ. Những tranh luận ấy đến nay vẫn chưa có hồi kết.
Theo Huỳnh Thu Dung - Doanh nhân Sài Gòn
Điện thoại: 0909.140.866
Email: info@irrmanagement.com.vn