Logo

Khách sạn sạch và xanh: Xu thế nổi bật

Vì thế với tiêu chí “phát triển bền vững sach, xanh” đã trở thành một “tín điều” phải được tuân theo. Những cơ sở mới đi vào hoạt động thời gian gần đây với các thương hiệu Andaz, Aloft, Element của các chuỗi khách sạn Hyatt, Starwood Hotels and Resortes (Mỹ), đều được xây dựng với những loại vật liệu đã được xác nhận là thân thiện với môi trường. “Chúng tôi đang tạo ra một công thức mới trong việc xây dựng khách sạn, đó là công thức xây và sống đúng đắn trong sự hiểu biết rằng con người phải có trách nhiệm với môi trường”, ông Frits van Paasschen, Tổng giám đốc chuỗi khách sạn Starwood phát biểu.

 

Gỗ sử dụng trong xây dựng các khách sạn sạch xanh được lấy từ những khu rừng nhân tạo vì mục tiêu phát triển bền vững những “lá phổi” của thành thị, vùng đất, quốc gia; sơn được sử dụng là loại có tỷ lệ hoát chất rất thấp, thảm sàn thì phải làm từ loại sợi tái chế 100%. Trong mỗi phòng, ngoài những tấm bìa cứng nhắn nhủ khách góp phần tiết kiệm điện nước bằng cách tái sử dụng khăn tắm, tấm trải giường, các khách sạn có trách nhiệm với môi trường địa cầu đã thay bồ tắm bằng vòi sen. Những chiếc lọ be bé xinh xinh chứa dầu gội đầu, chất xả, xà phòng đang trên đã bị loại bỏ vì chúng bị phê bình là không thể tự hủy sinh học được. Thay vào đó là thiết bị phân phối dầu gội, xà phòng nước tiết kiệm hơn. Ở các khách sạn Andaz, bồn cầu được sử dụng là loại tương tự như trên máy banh, hệ thống hút mạnh giúp tiết kiệm 80% lượng nước xả. Bên ngoài các khách sạn Aloft có bãi đậu riêng cho những chiếc xe “lưỡng tính” (sử dụng xăng và điện).

 

Đối với những khách sạn đã đi vào hoạt động từ lâu, mục tiêu là bằng mọi cách phải đạt nhãn thân thiện với môi trường. Chuỗi Best Western khuyến khích các cơ sở phụ thuộc hưởng ứng chương trình khách sạn xanh Ecolabel đề ra bởi Liên hiệp châu Âu. Tính đến nay đã có 9 khách sạn Best Western được gắn nhãn này.

 

Các chuỗi khách sạn Marriott, Hilton thì chọn đạt nhãn Leed (viết tắt của Leadership in energy and environment design), chuẩn hàng đầu về thiết kế ứng dụng năng lượng và môi trường đang được tuân thủ ở Mỹ. Leed sẽ là mục tiêu phải có được ở các khách sạn mới mang thương hiệu Courtyard, Springfield Suites, Hilton, Doubletree, Embassy Suites,…

 

Phân chuỗi khách sạn Accor (Pháp) đã lập ra chương trình hành động sạch xanh, thân thiện với môi trường từ năm 2006. Đó là chương trình Earth Guest bao gồm từ việc quản lý năng lượng sử dụng trong các cơ sở đón tiếp khách cho đến việc hỗ trợ cộng đồng cư dân địa phương. Mục tiêu của chương trình này là giảm 10% lượng khí thải và lượng nước sinh hoạt so với mức tiêu thụ đã ghi nhận năm 2006.

 

Accor có nhiều cách hành động để đạt mục tiêu này, chẳng hạn như ký hợp đồng mỗi năm mua 1.527.000kw/ g điện của nhà sản xuất điện gió Community Energy Inc. để cung cấp cho các khách sạn của mình tại Chicago, Los Angeles, Miami, Minneapolis, New York, Phildelphia, San Francisco, và Washington D.C. Qua đó các cơ sở này cộng chung giảm được gần 100.000 tấn khí thải carbon. Chương trình xanh hóa khách sạn cũng đã được tiến hành tại các cơ sở Sofitel, Novotel, Mercure mà Accor quản lý tại Việt Nam.

 

“Sạch, xanh chưa là quy chuẩn bắt buộc nhưng chắc chắn sẽ đến lúc phải có” là nhận định của giám đốc một khách sạn sang trọng tọa lạc ngay trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. “Điều mà hiện nay các cơ sở đón khách quốc tế lo ngại nhất là chất lượng và độ an toàn của các nguồn thực pphaamr, rau trái cây tươi ở Việt Nam.Rất nhiều khách nước ngoài thắc mắc hỏi chúng tôi có đảm bảo những thức ăn được làm ra từ nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam có an toàn hay không.

 

Theo tôi, sạch xanh trong khách sạn bao gồm cả khoản quan trọng này. Ông cho biết cơ sở của ông hiện phải nhập khá nhiều thực phẩm, thức uống.  “Một  số trong những khoản hàng nhập ấy có thể mua được ngay tại chợ nhưng chúng tôi không dám liều, chẳng may có chuyện gì xảy ra với khách thì không biết còn tiếp tục kinh doanh đón khách được nữa hay không”.

 

Xu thế phát triển bền vững khách sạn sạch xanh cũng đã xuất hiện ở một số các khách sạn lâu năm nhất trên thế giới. “Mục tiêu của chúng tôi là biến cơ sở này thành một khách sạn hoàn hảo về bảo vệ môi trường. Đây sẽ không là một chiến dịch marketing mà là một trách nhiệm lớn của toàn ngành kinh doanh khách sạn. Khách sạn nào cũng tiêu thụ nhiều điện, nước, thải rất nhiều rác nên trách nhiệm của chúng ta là rất lớn”, ông Hervé Houdré, Giám đốc khách sạn Willard đã khai trường tại Washington D.C. từ năm 1847.

 

Tọa lạc ngay trước Nhà Trắng, The Willard, trực thuộc tập đoàn International Hotels Group (quản lý kinh doanh cơ sở Intercontinental Asiana Saigon ở quận 1, Tp.HCM ), là khách sạn sang trọng đã tiếp rất nhiều lãnh đạo quốc tế nổi tiếng trong lịch sử, Bây giờ khách sạn này chỉ sử dụng điện gió và bòng đèn tiết kiệm năng lượng, nhờ vậy mỗi năm giảm chi phí điện được 13% (khoảng 130.000 USD). “Chúng tôi sẽ tiết giảm điện được nhiều hơn khi ứng dụng phần mềm quản lý tiêu thụ năng lượng”, TGĐ Houdré nói.

 

Phần mềm đặc biệt mà ông nhắc đến đượng IHG phát hành hồi đầu năm 2009, ứng dụng cùng chương trình “Green engage” (Tham gia xanh), qua đó với từng hành động cụ thể, từng nhân viên khách sạn và khách lưu trú đều có thể góp phần tích cực vào việc tiết giảm tiêu thụ điện và nước. Một khi phần mềm này được thực hành ở toàn bộ hơn 4.000 khách sạn thuộc tập đoàn IHG thì khoản tiền tiết kiệm điện, nước có thể lên đến 200 triệu USD/ năm.

 

Dựa theo chương trình mua vé máy bay + góp tiền bảo vệ môi trường đang được một số hang hàng không quố tế thực thi, tập đoàn khách sạn Marriott cũng đưa ra chương trình mỗi khách lưu trú đóng góp 1USD/ đêm. Với hơn 1.000 khách sạn ở khắp thế giới, “dấu carbon” (tính từ tiêu thụ điện, ga) mà tập đoàn này “xả” ra mmooi trường là ba triệu tấn mỗi năm. Marriott quyết định mức đóng góp tối thiếu 10 triệu USD.

 

Khoản tiền này được gửi cho hiệp hội justgive.org để làm kinh phí cho Juma, một chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới tiến hành bởi tổ chức phi lợi nhuận Amazonas Sustainalbe ở Brazil. “Bảo vệ rừng nhiệt đới, những lá phổi của Trái Đất, là một trong những việc làm quan trọng nhất mà chúng tôi có thể tham gia để góp phần cải thiện khí hậu”, ông Arne Sorenson, Chu tịch Hội đồng chấp hành xanh của tập đoàn khách sạn Marriott phát biểu.

 

Các khách sạn, resort kết hợp với sân golf do Marriott sở hữu hoặc quản lý cũng sẽ được “xanh hóa” để loại trừ hình ảnh phản cảm về những sân golf gây hại đến môi trường thiên nhiên. Trong thời gian tới đây, sau khi trải qua chương trình taisis xanh hóa, bảo vệ cây xaanh, chim muông, thú hoang, nguồn nước  địa phương, 17 khkhasch sạn golf ở ngoài lãnh thổ Mý sẽ được công nhận chuẩn “Khu bảo tồn thiên nhiên Audubon”. Trong năm 2008, chương trình “sân golf xanh” này đã được hoàn tất ở 23 cơ sở tại Mỹ và một cơ sở tại Caribê.

Nguyễn Dũng

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn