Người dân Mỹ vẫn mở rộng hầu bao.
Theo New York Times, trong bối cảnh giá cả leo thang làm xói mòn sức mua, các gia đình Mỹ vẫn tang chi tiêu tháng thứ tư liên tiếp. Các số liệu mới được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 27-5 cho thấy, chỉ tiêu tiêu dung của người dân Mỹ tang 0.9% trong 4 tháng vừa qua, cao hơn mức dự kiến.
Nhiều người dân đã sẵn sàng mở hầu bao đè trả tiền cho các bữa ăn tối các chuyến bay, các sự kiện thể thao và nhièu trải nghiệm khác - điều mà họ không thể làm trong thời kỳ đại dịch. Chi tiêu cho dịch vụ trong tháng 4 đã ghi nhận trong 0.9%.
Nhu cầu hang hóa cũng vẫn mạnh mẽ ngay cả khi chỉ tiêu cho dịch vụ đang dần tăng lên. Chỉ tiêu cho các hàng hóa lâu bên đã tăng 0.8% với doanh số bán ô to, quần áo, giày dép, đồ nội thất và thiết bị gia dụng tăng mạnh.
Tốc độ tăng thu nhập chậm hơn tốc độ chi tiêu
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra một số vấn đề đáng lo ngại, đó là sự chênh lệch giữa tốc độ tăng thu nhập và tốc độ chi tiêu của người dân Mỹ.
Các số liệu thống kê cho thấy, trong cùng khoảng thời gian này, thu nhập cửa người dân Mỹ vẫn tăng đáng kể nhờ sự bùng nổ của thị trường việc làm và tốc độ tăng lương nhanh nhất trong nhièu thập kỉ trở lại đây. Tuy nghiên, mức tăng thu nhập sau thuế trong tháng 4 chỉ là 0,3% - chưa đủ để bù đắp cho sự gia tăng của tốc đọ chi tiêu và lạm phát.
Điều này đáng lo ngại hơn ở chỗ, xu hướng tăng lương trên thị trường lao động Mỹ có thể sẽ sớm chững lại. Các báo cáo kinh doanh được công bố cho trong quí 1 cho thấy lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ đã giảm mạnh nhất trong vòng hai năm qua.
“ Lạm phát triền lương đã đạt đến mức đủ để các nhà tuyển dụng nói rằng, chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể”, Jonas Prizing, Giám đốc điều hành công ty cung cấp nhân sự ManpowerGroup nhận định và giải thích thêm, “ người tiêu dung và khách hàng sẽ không chấp nhận được việc cac doanh nghiệp chuyển chi phí lao động sang giá bàn hàng hóa và dịch vụ thêm nữa. Vì vậy, các doanh nghiệp se phari bắt đàu cắt giảm chi phí lương bổng”.
Động lực từ tấm đệm tài chính khổng lồ
Trong bối cảnh thu không đủ bù chi, người dân Mỹ đang có xu hướng tiết kiệm ít hơn và sử dụng khoản tiền tiết kiệm giá trị hàng ngàn tỉ đô mà hộ tích góp được tronng thời kì đại dịch Covid-19 để tiếp tục duy trì các hoạt động chi tiêu. Thống kê cho thấy, các bộ gia đình Mỹ chỉ dành 4,4% thu nhập nhập sau thuế trong tháng 4 để tiết kiệm; con số này thấp hơn so với mức 5% trong tháng 3 vàlà mức thấp nhất kể từ nằm 2008.
Trước đó, gói hổ trợ kỉ lục của chính phủ Mỹ và việc cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động giải trí trong thời kỳ đại dịch Covid-19, đã cho phép người dân xứ cờ hoa tích lũy một khoản tiền tiết kiệm đáng kể, lên tới 2.500 tỉ đô la hoặc thậm chí hơn thế nữa. Theo một thống kê khác của Washington Post, số tiền gửi của các hộ gia đình và tổ chức phi lời nhuận đã tăng từ mức 1.160 tỉ đô la hồi cuối nằm 2019, lên 4060 tỉ đô la vào tháng 12 năm ngoái.
Tấm đệm tài chính không lồ này giúp người Mỹ giờ đây có thể tiép tục chi tiêu một cách rộng rãi ngay cả khi cả cả đang leo thang.
Cho đến thời điẻm hiện tại, mọi thứ vẫn đang trong tầm kiểm soát. Kết quả khảo sát về tình hình tài chính của người dân Mỹ, được Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed ) thực hiện hồi mùa thu năm ngoái và vừa công bố trong tuần trước, cho thấy 78% số người được hỏi cảm thấy ổn – tỷ lệ cao nhất trong lịch sử chin nằm của cuộc khảo sát.
Chi tiêu bằng tiền tiết kiệm và vay nợ là không bền vững
Tuy nhiên, trong dài hạn, việc dựa vào tiền tiết kiệm để chi tiêu sẽ là không bền vững. JPMorgan Chase ước tính tổng tài sản của các hộ gia đình Mỹ đã giảm ít nhất 5.000 tỉ đô la kể từ đầu năm 2022, và mức giảm có thể lên tới 9.000 tỉ đô la vào cuối năm nay.
Các nhà kinh tế cho biết những người tiêu dung có thu nhập cao có thể đủ khả năng để đáp ứng chi phí gia tăng vì đã tích lũy được nhiều tiền tiết kiệm trong thời gian dài. Trong khi đó, nhiều hộ gia đình thu nhập thấp có thể đang dần cạn kiệt tiền tiết kiệm, hoặc sẽ rời vào tình cảnh đó trong những tháng tới, nhất là khi giá xăng và thực phảm tiếp tục tăng cao.
Diane Swonk, chuyên gia kinh tế trưởng tại Grant Thornton, đánh giá “Các hộ gia đình có thu nhập cao và trung bình vẫn có một số khoản tiền tiết kiệm tích lũy được. Trong khi đó, các hộ gia đình ở nhóm thu nhập thấp hiện đã sử dụng hết những khoản dự trữ của mình”.
“Với việc lạm phát đặc biệt ảnh hưởng đến thực phẩm và xăng dầu, người tiêu dùng có thu nhập thấp hơn phải dùng tiền tiết kiệm để có thể chi tiêu một cách thoải mái”, Amy Crews Cutts, chuyên gia kinh tế và Chủ tịch của AC Cutts & Associates, nhận định.
Một vấn đề đáng lo ngại khác là xu hướng vay nợ đang dần gia tăng trở lại. Các số liệu từ Fed cho thấy nợ thẻ tín dụng và các khoản nợ khác trong tháng 3 đã đạt mức tăng 35,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng tăng lớn nhất kể từ năm 1998. “Việc bạn phụ thuộc vào thẻ tín dụng để chi tiêu sẽ không bền vững”, Tim Quinlan, nhà kinh tế cấp cao của Wells Fargo, nói. Theo ông, chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng mạnh hơn so với hầu hết các dự báo được đưa ra trước đó, nhưng có khả năng sẽ chậm lại trong những tháng tới.
Rồi hầu bao cũng sẽ phải thắt lại
New York Times nhận định, với tình hình lạm phát như hiện tại người tiêu dùng Mỹ không có khả năng cắt giảm chi phí tiêu dùng. Lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt nhẹ nhưng vẫn ở gần mức cao nhất trong 4 thập kỷ. Báo cáo của bộ Thương mại Mỹ cho thấy giá tiêu dùng trong tháng 4 đã tăng 0,2% so với tháng 3 và tăng 6,3% so với cùng kỳ 2021. Mức tăng này chỉ thấp hơn đôi chút so với mức 6,6% trong tháng 3 – tốc độ gia tăng lạm phát nhanh nhất kể từ năm 1982.
Sự chậm lại của lạm phát phần lớn là nhờ kết quả của việc giảm giá xăng dầu và các loại năng lượng khác. Giá khí đốt đã tăng cao trong tháng 2 và tháng 3, chủ yếu do cuộc xung đột tại Ukraine, sau đó hạ nhiệt phần nào trong tháng 4. Tuy nhiên, chúng đã tăng trở lại những tuần gần đây, và có thể thấy lạm phát tăng trở lại trong tháng 5. Giá lương thực cũng liên tục tăng nhanh trong những tháng qua.
Nhiều nhà dự báo tin rằng tỷ lệ lạm phát đã đạt đỉnh trong tháng 3 và 4, rồi bắt đầu dần hạ nhiệt.Nhưng sự phục hồi gần đây của giá khí đốt có nguy cơ làm phức tạp thêm tình hình. Và ngay cả khi lạm phát tiếp tục giảm thì nó vẫn còn rất cao so với mục tiêu 2% của Fed.
Một khảo sát của Đại học Michigan cho thấy, lạm phát đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tiêu dùng khiến chỉ số niềm tin tiêu dùng giảm 10,4% trong tháng 5, xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Câu hỏi khảo sát về việc đây có phải là thời điểm thích hợp để mua một món đồ gia dụng đắt tiền hay không đã nhận được tỷ lệ trả lời “có” ở mức thấp nhất kể từ năm 1970. Đối với câu hỏi tương tự về việc mua nhà, kết quả đạt được cũng là thấp nhất kể từ năm 1982.
Dẫu vậy, trong ngắn hạn, tâm lý bi quan này vẫn sẽ chưa chuyển thành động thái thắt chặt túi tiền, mà chỉ tạo ra những thay đổi trong mô hình chỉ tiêu của người dân Mỹ. Điều này được thể hiện khá rõ qua những báo cáo kinh doanh trái chiều của các hang bán lẻ. Các nhà bán lẻ lớn như Target, Walmark đã đưa ra những báo cáo lợi nhuận yếu hơn, còn Best Buy hạ triển vọng kinh doanh, trong khi các chuỗi bán hàng giảm giá như Dollar General và Dollar Tree lại báo cáo mức thu nhập cao hơn kỳ vọng.
Bà Kathy Bostjancic, nhà phân tích tại Oxford Economics, cho biết ít nhất trong quí 2 người tiêu dùng Mỹ vẫn sẽ tiếp tục mở rộng hầu bao của mình. Nhưng điều này cũng sẽ có giới hạn. “Hiện tại, tất cả chúng ta đều cảm thấy nhu cầu dồn nén và mọi người cần đi du lịch. Nhưng đến năm sau, đó sẽ là một câu chuyện rất khác”, bà nói.
Điện thoại: 0909.140.866
Email: info@irrmanagement.com.vn