SANG XỨ NGƯỜI QUẢN LÝ RESORT
Bắt đầu đi làm từ năm 2010, Phillip Huy đã tích lũy rất nhiều số kinh nghiệm làm việc, từ phục vụ bàn đến cả quản lý bếp của các bar nổi tiếng tại thành phố Hồ
Chí Minh, khách sạn Sedona, Maxxium Wine & Spirit tại Singapore... Không những thế, tháng 9 năm 2015, Huy quyết định tạm gác công việc tại Việt Nam, khăn gói sang Myanmar theo lời mời đến quản lý resort Sedona. "Đây là một công việc thú vị, có nhiều thử thách và nhiều cơ hội tốt. Theo tôi, để trở thành một người quản lý khách sạn, nhà hàng đòi hỏi kiến thức, kỹ năng rất tổng hợp, sự nhanh nhạy, khả năng giải quyết trước các tình huống rất đa dạng, sự kiên nhẫn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng..."
Trao đổi với chúng tôi, Huy cho biết: "Những gì thu nhận được qua những năm đầu tiên học tập tại trường VAAC cho thấy tôi đã định hướng hoàn toàn đúng đắn khi quyết định luôn phải nâng cấp trình độ bản thân. Tôi đã nâng cao được không chỉ trình độ tiếng Anh, kiến thức chuyên môn mà cả những kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp... rất chuyên nghiệp cần
Ngay từ lúc khởi nghiệp, Huy đã quyết định vừa học vừa làm. Anh thi vào trường và sau đó được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế bởi một đội ngũ giảng dạy là các nhà tư vấn, chuyên viên quản lý khách sạn được tổ chức kỹ thuật của Đức GTZ (German Technical Cooperation Agency) huấn luyện và đào tạo. Các kỹ năng như học qua kinh nghiệm (structure learning on experience), kết hợp với thảo luận nhóm (group discussion), phân vai (role plays), đã giúp Huy có được sự tự tin, không chỉ trong công việc mà còn trong những vấn đề của cuộc sống thường nhật.
"Tuy mục tiêu cuối cùng là trở thành một nhà quản lý giỏi, tôi cũng đã phải trải qua rất nhiều vị trí khác nhau, và tôi nghĩ bất kỳ cá nhân nào muốn thành công trong ngành nghề này đều phải được tôi luyện như vậy. Những vị trí khác nhau này mang lại cho tôi một khối lượng kiến thức lớn, một tầm nhìn rộng lớn và đầy đủ hơn về nghề nghiệp." Trao đổi về dự định của mình, chàng trai trẻ cho biết anh sẽ tiếp tục học tập các khóa học khác tại trường (Huy đã tham gia lần lượt hầu hết các khóa học ở VAAC, từ cơ bản đến nâng cao), kết hợp với làm việc để ứng dụng những kiến thức đó vào thực tế, tham gia các chương trình tư vấn và đào tạo theo hợp đồng của trường với các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng khách
sạn như lớp Nghiệp vụ phòng, Nghiệp vụ quản gia, Nghiệp vụ bàn, Bảo vệ chuyên trách, Quản lý kinh doanh nhượng quyền (Franchise Business Management), Quản lý chiến lược chuyên ngành khách sạn, v.v…
Cũng như Huy, rất nhiều bạn trẻ khác đang học tại trường VAAC, khi lên thành phố học cũng đã quyết định lựa chọn học ngành quản lý khách sạn, nhà hàng vì "tin tưởng đây là một
ngành nghề rất có triển vọng tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Sau khi học xong, tôi có thể tìm được việc làm tốt, thu nhập cao ngay tại quê hương tôi".
Những dự định của các bạn trẻ này hoàn toàn có cơ sở. Trong một buổi hội thảo gần đây về đào tạo nhân lực cho ngành du lịch dịch vụ, Tổng cục Du lịch cho biết với tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành du lịch như hiện nay, đòi hỏi mỗi năm phải đào tạo thêm 50.000 lao động mới. Trong đó, hiện đang thiếu và có nhu cầu nhiều là nhân lực làm quản lý các cấp. Trên thực tế, nhân lực được đào tạo bài bản, có chất lượng cao, đạt yêu cầu chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, có khả năng nắm bắt và hoạch định chiến lược kinh doanh... đang là "hàng hiếm", luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn phải săn tìm.