Logo

Tour vacxin và chuyện du lịch sống với dịch

Hồi đầu tháng này, to The Wall Street Journal cho biết, đã có hàng chục ngàn khách du lịch từ Mexico cùng một số nước khác đến các bang Texas, Florida của Mỹ để tiêm vaccin ngừa Covid-19. Một số bang tại Mỹ, trong đó có Texas, không yêu cầu người đến tiêm xuất trình giấy tờ xác nhận tình trạng cư trú. Trong tháng này, New York bắt đầu quảng bá thành phố như một địa điểm du lịch cho những người tìm kiếm vaccin. Thống đốc bang Alaska cũng cho biết, du khách có thể nhận vaccin miễn phí tại các sân bay chính của bang từ ngày 1-6. Doanh nghiệp Việt cũng bắt đầu tham gia.

 

Tour mới trong đại dịch

 

“Nguồn vaccin ngừa Covid-19 ở Mỹ hiện rất dồi dào. Chúng tôi đã làm việc với đối tác tại Mỹ và cam kết là khách hàng chắc chắn sẽ được tiêm vaccin”, ông Nguyễn Quang Bàng, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Hồng Ngọc Hà, nói với Kinh tế Sài Gòn khi đưa ra dịch vụ mới vào tuần trước.

 

Cho đến thời điểm đó, có bốn công ty ở TPHCM gồm Hồng Ngọc Hà, Tugo, Việt Mỹ và Triều Hảo giới thiệu tour. Đầu tuần này, Công ty cổ phần Truyền thông Du lịch Việt cũng bắt đầu tham gia thị trường. Dịch vụ mà những công ty này đưa ra chủ yếu ở dạng free & easy, gồm vé máy bay một chiều từ Việt Nam sang Mỹ, dịch vụ lưu trú, bảo hiểm du lịch và tiêm vaccin, có thể là vaccin của Johnson & Johnson, Pfizer-BioNTech hay Moderna. Tour tham quan hay các dịch vụ liên quan khác cũng có thể tự chọn, mua hoặc không mua.

 

Giá tour rẻ hơn nếu du khách tiêm vaccin của Johnson & Johnson vì loại này chỉ cần tiêm một mũi là đủ liều. Giá sẽ cao hơn nếu chọn vaccin của Pfizer-BioNTech hay Moderna do cần đến hai mũi tiêm, thời gian giữa mũi 1 và mũi 2 là 21 ngày, làm cho chi phí lưu trú cao hơn.

 

Nhà tour cũng rất nhanh nhạy khi tính toán giá cả, bên cạnh những tour lên đến hàng trăm triệu đồng cho vài chục ngày ở Mỹ, cũng có tour chỉ gần 45 triệu đồng cho 8 ngày 7 đêm, thời gian đủ để khách tiêm vaccin, theo dõi phản ứng sau tiêm, kết hợp vui chơi, thăm thân nhân. Có công ty có tour đến vài chục ngày để tiêm vaccin của Pfizer-BioNTech hoặc Modern nhưng tách chi phí ra, khách trả cho phí dịch vụ cho công ty trong 10 ngày đầu còn những ngày chờ tiêm mũi hai thì có thể tự sắp xếp.

 

Phân khúc khách hàng được nhắm đến đầu tiên là những người Việt có thể ở Mỹ lâu như người đi thăm thân nhân, du học sinh kết hợp tiêm ngừa... Đây là ngách nhỏ nhưng doanh nghiệp hy vọng lượng khách sẽ nhiều hơn nếu chính sách nhập cảnh thông thoáng hơn, dễ có chuyến bay về hơn thay vì chỉ ưu tiên giải cứu công dân Việt Nam ở nước ngoài, đưa chuyên gia, người lao động từ nước ngoài vào làm việc như hiện nay và thời gian cách ly tập trung ngắn lại.

 

Điều này không phải là không có cơ sở vì trong cuộc họp tuần trước, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đề cập đến việc tính toán các biện pháp nhằm có thể giảm thời gian cách ly cho những người đã tiêm đủ vaccin ngừa Covid-19.

 

Cân nhắc kỹ hơn

 

Hiếm có tour nào lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều ngay khi mới ra mắt như tour vaccin. Cùng với việc ủng hộ sự nhanh nhạy của doanh nghiệp trong lúc thị trường khó khăn là những lo ngại về những bất trắc có thể xảy ra cho khách hàng, như trường hợp bỏ tiền mua tour mà không được tiêm vaccin, xảy ra sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng khi tiêm, có thể bị kẹt lại nếu biên giới bị đóng cửa đột ngột để ngăn dịch...

 

“Nếu tổ chức tour là tất cả dịch vụ phải đảm bảo 100%, chỉ cần một dịch vụ không thể xác định là không làm”, tổng giám đốc một công ty du lịch tại TPHCM nói.

 

Cũng như Thái Lan, cơ quan quản lý du lịch Việt Nam tuy không cấm nhưng cũng khuyến cáo khách hàng và doanh nghiệp về một số vấn đề có thể xảy ra trong vận hành tour. “Quan điểm của chúng tôi là không cấm nhưng không ủng hộ sản phẩm này ở bối cảnh hiện tại vì không phù hợp, có thể tạo ra rủi ro cho khách hàng và doanh nghiệp”, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành thuộc Tổng cục Du lịch nói. Th

 

Theo ông, với khách muốn đi tiêm vaccin ngừa Covid-19 rồi về ngay, rủi ro như đã nói là cực kỳ khó tìm được chuyến bay, nếu phải chờ lâu, sẽ dẫn đến những vấn đề như chi phí phát sinh, thời hạn thị thực... Với khách có thể ở lâu khi đến nơi, dĩ nhiên là không có vấn đề gì khi sử dụng dịch vụ này vì không bị ràng buộc bởi thời gian quay về nhưng đơn vị tổ chức tour lại có thể gặp rủi ro.

 

Vào đầu năm ngoái, Tổng cục Du lịch đã yêu cầu doanh nghiệp không tổ chức tour đến các vùng có dịch. Vì vậy, đơn vị tổ chức sẽ vi phạm quy định nếu những điểm đến trong tour nằm trong danh sách vùng có dịch hoặc có thể phải đối mặt với việc giải quyết chính sách hoãn, hủy, bồi thường trong trường hợp đã nhận tiền mua tour mà không tổ chức được do bùng phát dịch.

 

Vì vậy, một số công ty đã quyết định lùi thời gian tổ chức tour, có thể đến đầu năm 2022 để cân nhắc thêm những vấn để có thể phát sinh.

 

Tuy nhiên, ông Long của Du lịch Việt lại nghĩ khác, muốn qua dịch vụ là những lo ngại về những bất trắc có thể xảy ra cho khách hàng, như trường hợp bỏ tiền mua tour mà không được tiêm vaccin, xảy ra sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng khi tiêm, có thể bị kẹt lại nếu biên giới bị đóng cửa đột ngột để ngăn dịch...

 

“Nếu tổ chức tour là tất cả dịch vụ phải đảm bảo 100%, chỉ cần một dịch vụ không thể xác định là không làm”, tổng giám đốc một công ty du lịch tại TPHCM nói.

 

Cũng như Thái Lan, cơ quan quản lý du lịch Việt Nam tuy không cấm nhưng cũng khuyến cáo khách hàng và doanh nghiệp về một số vấn đề có thể xảy ra trong vận hành tour. “Quan điểm của chúng tôi là không cấm nhưng không ủng hộ sản phẩm này ở bối cảnh hiện tại vì không phù hợp, có thể tạo ra rủi ro cho khách hàng và doanh nghiệp”, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành thuộc Tổng cục Du lịch nói. Th

 

Theo ông, với khách muốn đi tiêm vaccin ngừa Covid-19 rồi về ngay, rủi ro như đã nói là cực kỳ khó tìm được chuyến bay, nếu phải chờ lâu, sẽ dẫn đến những vấn đề như chi phí phát sinh, thời hạn thị thực... Với khách có thể ở lâu khi đến nơi, dĩ nhiên là không có vấn đề gì khi sử dụng dịch vụ này vì không bị ràng buộc bởi thời gian quay về nhưng đơn vị tổ chức tour lại có thể gặp rủi ro.

 

Vào đầu năm ngoái, Tổng cục Du lịch đã yêu cầu doanh nghiệp không tổ chức tour đến các vùng có dịch. Vì vậy, đơn vị tổ chức sẽ vi phạm quy định nếu những điểm đến trong tour nằm trong danh sách vùng có dịch hoặc có thể phải đối mặt với việc giải quyết chính sách hoãn, hủy, bồi thường trong trường hợp đã nhận tiền mua tour mà không tổ chức được do bùng phát dịch.

 

Vì vậy, một số công ty đã quyết định lùi thời gian tổ chức tour, có thể đến đầu năm 2022 để cân nhắc thêm những vấn để có thể phát sinh.

 

Tuy nhiên, ông Long của Du lịch Việt lại nghĩ khác, muốn qua dịch vụ mới để thăm dò thị trường nhằm tính toán các kế hoạch kinh doanh tiếp theo. Trong đó, nếu có nhiều người muốn qua Mỹ tiêm vaccin rồi về ngay thì sẽ kiến nghị để cơ quan chức năng có những chính sách thông thoáng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hỗ trợ doanh nghiệp du lịch có thêm cơ hội kinh doanh trong lúc quá khó khăn như hiện nay.

 

“Nếu nhu cầu này lớn, chúng tôi sẽ hợp tác cùng nhiều doanh nghiệp khác cùng làm tour”. ông nói.

 

Lại nói về chuyện “sống” với dịch

 

Bỏ qua những ý kiến bên lề, như có thể có bất minh là sẽ hứa hẹn sắp xếp chiều về Việt Nam cho khách du lịch dù biết đây là điều không thể trong hiện tại, việc đưa ra tour này cho thấy doanh nghiệp đang rất sốt ruột. vì vậy, dù biết là ngách rất nhỏ nhưng vẫn đi vào, xoay xở để tìm cơ hội thoát khỏi tình trạng “đóng băng” quá lâu của du lịch.

 

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, bất cứ nỗ lực nào cũng nên suy tính kỹ ị lưỡng, không nên vội vàng trong bối cảnh nguồn lực hạn hẹp. Điều cần hơn là doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý cần tái cơ cấu cách thức vận hành cũng như xác định đúng thị trường ưu tiên nhằm có thể duy trì hoạt động 5 trong dịch.

 

Người đứng đầu một công ty có doanh số hàng ngàn tỉ đồng trước dịch Covid-19 cho biết, sẽ khai thác mảng du lịch ra nước ngoài và vào Việt Nam khi vaccin được phủ rộng hơn, cỡ 70% dân số. Chỉ khi bảo đảm miễn dịch cộng đồng thì việc đưa khách đến - đi mới đảm bảo an toàn, giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

 

“Nội địa là thị trường quan trọng, cần tập trung nhất trong giai đoạn này cũng như tương lai gần sắp tới. Sớm nhất, phải đến giữa năm sau thì mới có thể nghĩ đến các thị trường khác”, ông nói.

 

Ông Đặng Mạnh Phước, Giám đốc Công ty Outbox Consulting cũng cho rằng, dịch sẽ kéo dài và du lịch nội địa vẫn là “chìa khóa” để tồn tại. Ở thời điểm hiện tại, không nên tính chuyện phục hồi sau dịch mà nên nghĩ về cách sống trong dịch bằng cách quản trị rủi ro

 

Chẳng hạn, ở góc độ vĩ mô, lẽ ra phải quản lý giới hạn số lượng du khách trên mỗi điểm đến, khách sạn, tour, giới hạn một số hoạt động. nhằm bảo đảm giãn cách, tránh rủi ro lây nhiễm và dễ xử lý dễ hơn khi xảy ra sự cố nhưng cứ sau mỗi lần dịch tạm yên là lại ồ ạt khai thác, tổ chức đoàn lớn. Ở góc độ doanh nghiệp, điều dễ hiểu là ai cũng muốn nhanh chóng bù đắp một phần doanh số mất nhưng việc cấp tập đưa ra nhiều sản phẩm để kéo khách nhiều nhất có thể và tổ chức tour lớn sẽ làm cho rủi ro cao hơn. Trong nhiều trường hợp, việc giải quyết rủi ro không chỉ khiến nhà điều hành mệt mỏi mà còn làm mỏng hơn túi tiền vốn đã mỏng sau dịch, lại tiếp tục tạo áp lực nặng nề hơn nữa trong việc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh sau này.

 

“Hình ảnh các bãi biển, điểm đến ken người trong dịch cho thấy chúng ta chưa quản trị rủi ro tốt. Điều cần cơ cấu lại là chỗ này”, ông nói và cho rằng, ngành du lịch cần đặt ra bài toán là sẽ vận hành ra sao, doanh nghiệp sẽ tổ chức tour như thế nào nếu dịch vẫn xảy ra thì mới có thể sống cùng với những đợt dịch dài như Covid-19.

 

Theo Đào Loan - Kinh tế Sài Gòn

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn