Logo

Xử lý nghiêm hành vi trục lợi trong mua bán nhà ở xã hội

Gần đây lại có câu chuyện hàng trăm người đi ô tô hạng sang đăng ký, tìm kiếm cơ hội mua nhà ở xã hội. Lại không rõ vì sao, bằng cách nào, những thành phần không đúng đối tượng được mua nhà ở xã hội vẫn “lọt” vào danh sách được xét duyệt mua những suất nhà ở hiếm hoi. Thực tế là nhiều nhà ở xã hội được duyệt mua, một thời gian sau đó lại thấy được làm thủ tục mua bán, chuyển nhượng với mức giá chênh lệch không hề nhỏ so với gia mua ban đầu. Nhu cầu chính đang của những phận người ở trọ và cơ hội được sở hữu nhà ở xã hội – sản phẩm đặc thù dành cho họ đã bị những người khá giả tranh phần.

Theo quy định của pháp luật, việc mua bán, cho thuê nhà ở là các căn hộ nhà ở xã hội phải đúng đối tượng – nhà những người chưa có nhà ở, có mức thu nhập không phải chịu thuế… Do đó, việc để lọt nhà ở xã hội vào tay những người không thuộc diện được mua (những người đã có nhà ở, những người có thu nhập chịu thuế…) là có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm về đối tượng “thụ hưởng” khi tiến hành mua bán nhà ở xã hội.

Thiết nghĩ, để số lượng nhà ở xã hội (vẫn còn ít ỏi) có thể đến được đúng đối tượng thụ hưởng theo tiêu chi cũng như theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đăng ký, mua bán, cho thuê nhà ở xã hội phải được công khai, minh bạch cùng với những tiêu chí, những quy định thực sự rõ rang. Hồ sơ mua bán nhà ở xã hội phải được các cơ quan hữu trách thẩm tra, thẩm định và xét duyệt chặt chẽ, kỹ lưỡng ngay từ ban đầu. Ngoài ra, đối với các hành vi có biểu hiện khai man để đăng ký mua suất nhà ở xã hội, ngoài việc chấm dứt ngay hợp đồng mua bán với người không đúng đối tượng theo quy định, thu hồi nhà ở xã hội (để bán cho đúng đối tượng được mua), thì hành vi mua bán nhà ở xã hội có dấu hiệu trục lợi bất chính cần phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và xử lý nghiêm trước pháp luật.

Theo Minh Vũ - Báo Kinh tế Sài Gòn

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn