Logo

Vụ lừa đảo tiền tỉ ở Singapore

     Đại dịch Covid-19 ập đến, đảo quốc đóng cửa với thế giới bên ngoài, hoạt động kinh doanh ngưng trệ. Giới nhà giàu bong kháo nhau một tay quản lý qũy đầu tư đang chi trả mức lãi lên đến 15% mỗi qui cho bất kỳ ai rót tiền vào quĩ đầu tư niken của anh ta.
 

 

     Tiếng đồn vang xa, tiền đô vào quỹ Envy Group của Ng Yu Zhi mới 34 tuổi, chẳng bao lâu sau lên đến 1,5 tỉ đô la Singapore. Anh này không phụ lòng trông doi của những người rót tiền, quí nào cũng chi trả tiền lãi đều đặn. Bản thân anh sống trong một căn biệt thự sang trọng ở khu vực đắt tiền nhất Singapore, ngoài chiếc du thuyến đồ sộ còn sở hữu hàng loạt siêu xe bóng loáng.
 

     Câu chuyện đổ bể vào tháng 2 năm ngoái khi cảnh sát Singapore bắt giam Ng Yu Zhỉ với cáo buộc lừa đảo ở quy mô có lẽ lớn nhất lịch sử đảo quốc này. Tuần trước Bloomberg vừa đăng tải phóng sự cung cấp nhiều chi tiết về vụ án đang được điều tra này, hé lộ những tình tiết "cổ điển như lấy tiền người sau trả cho người trước rồi dùng bình phong giàu có để tiếp tục lôi cuốn nạn nhân mới. Cảnh sát cho biết Ng đã chuyển 475 triệu đô la của các nhà đầu tư vào tài khoản riêng của anh ta để duy trì lối sống sang trọng tàn hơn phim Crazy Rich Asians.
 

     Lừa đảo trong kinh doanh thời nào, nơi nào cũng có nhưng vụ Ng Yu Chi làm Singapore “mất mặt” vì nhiều lý do. Đầu tiên những người bị Ng lừa đều thuộc giới thành đạt ở Singapore, gồm cả luật sư lâu năm, cựu lãnh đạo ngân hàng, các thương gia dày dạn kinh nghiệm... Thế mà họ bị một kiểu lừa sợ đẳng qua mặt do lòng tham lãi suất quá cao. Singapore thường được đánh giá là có môi trường kinh doanh lành mạnh, hệ thống luật pháp minh bạch, nền hành chính ổn định... lại có tham vọng muốn thay chân Hồng Kông làm trung tâm tài chính thern chốt của châu Á. Thế nhưng những năm gần đây Singapore lại đề xuất hiện nhiều vụ xì căng đan kinh doanh và vụ Ng dễ dàng lừa hàng trăm nhà đầu tư rót cho anh ta cả tỉ đô la làm nhiều người đặt dấu hỏi về năng lực giám sát và quản lý của Singapore
 

     Bloomberg trích lời Mak Yuen Teen, một giáo sư môn kế toán tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore: “Tôi cho rằng Singapore rõ ràng là cần tăng cường kiểm sát và giám sát loại tội phạm cổ trắng” vì ông cho rằng trong vụ Envy có quá nhiều dấu hiệu cảnh báo lừa đảo nhưng không thấy”cầu chì” báo cháy ở đâu cả. Ng Yu Zhi học kế toán tại một trường đại học Công lập Singapore, ra trường thì đầu quân cho hãng kiểmtoán KPMG. Một trong những khách hàng lớn của anh tại KPMG là BHP Group, tập đoàn khai mô lớn nhất thế giới. Ng phát hiện anh ta bị hấp dẫn bởi ngành kinh doanh kim loại, một thị trường có tính thanh khoản cao, quy mô lớn, sôi động theo nhu cầu của các ngành công nghiệp, giá cả biến động từng giờ. Anh làm thêm nghề kinh doanh kim loại và đến năm 2015 nghỉ việc ở KPMG để chuyên tâm cho việc kinh doanh này,
 

     Đó là một thời điểm thuận lợi để khởiđầu một doanh nghiệp kinh doanh thương phẩm. Giá cả thương phẩm (commodities - tức nguyên liệu như đồng hay nông sản như cà phê) giảm Còn một nửa so với đỉnh cao vào năm 2008 nên tiềm năng sinh lời là rất lớn cho bất kỳ ai có gan làm giàu và có vốn để buôn. Singapore lại là địa điểm thích hợp, là một trung tâm của cả khu vực rộng lớn đang thu hút vốn đầu tư không chỉ của toàn Đông Nam Á mà còn từ Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nơi khác.
 

     Ng thành lập Envy Group vào năm 2015, lấy tên Envy (ghen tỵ) là bắt chước một khẩu hiệu của KPMG dùng trong huấn luyện nhân viên mục tiêu của công ty là trở thành niềm ghen tỵ của các đối thủ. Anh tập trung vào niken, một chiến lược khá kỳ lạ vì mảng này chủ yếu chỉ có vài ba công ty có quan hệ tốt, làm ăn lâu năm. Nhưng Ng cho rằng niken đang bị định giá thấp, thị trường chưa thấy hết tiềm năng của niken nhất là dùng trong các loại pin sạc nhiều lần.
 

    Việc kinh doanh thuận lợi; giá niken tăng đều trong những năm sau đó. Ng mở rộng mạng lưới khách hàng với sự giúp sức của Veronica Shim, một nhà quản lý tài sản thành đạt. Chính bà cũng đầu tư vào Envy cũng như giới thiệu Envy cho khách hàng của bà. Trong khi đó Ng thực sự là thiếu người ghen tỵ vì sự hào nhoáng của Anh Là Envy có trụ sở ở một tòa nhà sang trọng, ngay trong công ty có sẳn quầy rượu đủ loại rượu vang Khách Của Ng có thể nhập lại hột ly whisky Hibisi 21 năm tuổi, một loại rượu thượng hạng Nhật Bản, mỗi ly có thể lên đến 200 đô la Singapore. Ng thích hẹn khách ở các tiệm ăn sushi hạng sang, đi lại trên những chiếc xe siêu sang gồm một chiếc Ferrari, một chiếc Lamborghini và một chiếc Pagani Huayra, chiếc duy nhất ở Singapore mà anh ta bỏ ra 7 triệu đô la để sở hữu.
 

     Cứ thế, giới nhà giàu đồn đãi nhau về Ng và mức lãi anh ta hứa chắc. Tiền đổ về Envy như từ Pek Siok Lan, luật sư chính của tập đoàn đầu tư nhà nước Temasek (5,6 triệu đô la), từ Arun Murthy, từng là trưởng bộ phận thương phẩm tại Ngân hàng Standard Chartered (gần 1 triệu đô la)... Finian Tan, một trong những nhà đầu tư vốn lớn nhất Singapore là người bỏ vốn nhiều nhất vào Envy - tổng Cộng ông và các cộng sự rót vào, đây 26 triệu đô la Singapore.
 

     Hầu như không có ai tỏ ra lo lắng khi Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) Vào tháng 3-2020 đưa tay và danh sách cảnh báo đầu tư, là nơi cảnh báo cho công chúng về các công ty được hiểu nhầm là đã được MAS cấp phép hay giảm sút. Một nhà đầu tư sau này nói với Bloomberg năm vào nhà chức trách cũng đưa vào danh sách vài chục Công ty nên chuyện đó được xem là bình thường. Thực tế, cảnh báo của MAS không ngăn hàng trăm nhà đầu tư, lứa sau này không hẳn toàn nhà giàu, gồm các chủ tiệm ăn, bác sĩ, chủ doanh nghiệp nhỏ, người về hưu cũng kháo nhau đem tiến đến nộp cho Ng.. tính đến đầu năm 2021 tổng cộng lên đến 1,5 tỉ đô la Singapore.
 

     Ng Yu Zhi chính thức bị khởi tố vào tháng 3-2021 với tội danh lừa đảo, đã chuyển ít nhất 300 triệu đô la Singapore tiền của các nhà đầu tư về tài khoản cá nhân của anh ta (Con số này sau đó được điều chỉnh nâng lên gần nửa tỉ đô la Singapore), Cảnh sát và sau này các kế toán của băng kiểm toán do tòa chi định là KPMG đi Kết luận Ng sử dụng một chiêu thức lừa đảo rất táo bạo nhưng cũng rất sợ đẳng: trò lừa kim tự tháp. Nói đơn giản Envy chưa bao giờ mua một mẩu niken nào cả; tiền lãi nhà đầu tư được chia chỉ đơn giản là tiền của nhà đầu tư mới nộp vào. Poseidon Nickel, hãng khai mỏ Úc mà Envy nói với các nhà đầu tư là nơi họ mua niken thông báo cho các nhà điều tra họ không có mối quan hệ kinh doanh nào với Envy và chưa từng giao dịch với công ty này.
 

     Các vụ giả mạo của Envy không được tinh vi cho lắm như khi Envy báo với các nhà đầu tư là đang bán niken cho BNP Paribas Commodity Future một chi nhánh tại London của Ngân hàng Pháp BNP Paribas, hồ sơ của Anh cho thấy chi nhánh này đã ngưng hoạt động từ tháng 2-2019! Vậy mà hồ sơ của Envy vẫn có 11 thương vụ ký kết và thực hiện sau ngày đó - đương nhiên tất cả toàn là giả mạo.
 

     Ng đang chờ ngày ra tòa, tạm thời được tại ngoại với nhức bảo lãnh 4 triệu đô la. Các nạn nhân của Ng hầu như không hy vọng lấy lại được bao nhiêu tiền đã nộp cho anh ta. Điều chắc chắn là xì căng đan Envy sẽ buộc Singapore mạnh tay hơn nữa trong việc ngăn ngừa các trường hợp lừa đảo tương tự. Dù sao biện pháp chống lừa đảo nào cũng bó tay trước lòng tham "lại mỗi ai quí đến 15%” của nhiều người.
 

                                                                      NGUYỄN VŨ

 

 

Tư vấn - Hỗ trợ

Tư vấn - Hỗ trợ

Điện thoại: 0909.140.866

Email: info@irrmanagement.com.vn