Sóng tăng kéo dài
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là một trong những thị trường hồi phục mạnh trong khu vực trong tháng 5. Theo thống kê, VN Index tăng 2,48% trong tháng 5 và là 1 trong những chỉ số hoạt động tốt nhất trong tháng 5, cùng với Nikkei 225 tăng 7,04%, và KOSPI Index tăng 3%. Tuy nhiên, dường như câu chuyện điểm số không quá quan trọng khi tháng này lực tăng ghi nhận chủ yếu ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ.
Theo thống kê, thanh khoản tập trung vào các CP thuộc nhóm vốn hóa vừa và nhỏ trong tháng 5 khi khối lượng giao dịch trung bình phiên của VNMID và VNSML tăng từ 9-12% so với tháng 4.
Trong khi khối lượng giao dịch các CP nhóm VN30 suy giảm 5% so với tháng trước. Sự vượt trội của nhóm CP vốn hóa vừa và nhỏ đã đóng góp nhiều nhất vào mức tăng của VN Index với mức tăng lần lượt là 9,35% và 4,34%. Trong khi đó, nhóm CP có vốn hóa lớn trong rổ VN30 chỉ đóng góp 1,42%. Do đó, mặc dù VN Index nói chung chỉ tăng hơn 2% nhưng các CP vốn hóa vừa và nhỏ ghi nhận mức tăng lên đến 30-40%, đặc biệt là nhóm CP bất động sản và xây dựng.
Cụ thể, so với đầu tháng 5, n 5% nhóm CP nằm trong Top đầu về vốn hóa đạt mức tăng trưởng cao à nhỏ là VHM (Vinhomes) tăng hơn 12%, DIG (DIC Corp) tăng 23%. Các mã như ITC, EVG, LDG và nhiều mã rong bất động sản khác có mức tăng t từ 20-40%. Tương tự, nhóm CP ngành xây dựng cũng ghi nhận diễn biến tích cực. Đơn cử “ông lớn" của ngành CTD (Coteccons) tăng hơn 75% trong quý gần đây, n hay HTN (Hưng Thịnh Incons) tăng hơn 42%. Các mã CP xây dựng còn lại như: CTR TCD, HUT, IDJ, VC2, LIG, MST... cũng có mặt trong nhóm tăng giá mạnh trên thị trường.
Theo giới phân tích, việc nhóm CP bất động sản và xây dựng liên tục tạo sóng trong thời gian qua bắt nguồn từ hàng loạt yếu tố. Yếu tố đầu tiên liên quan đến vấn đề lãi suất và đáo hạn trái phiếu, khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có những động thái nhằm giảm bớt áp lực. Theo đó, NHNN cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng khó khăn (Thông tư 02); cho phép NHTM mua lại trái phiếu doanh nghiệp đã bán trong thời hạn 12 tháng (Thông tư 03)hay sắp tới là dự thảo thông tư giảm hệ số rủi ro đối với một số khoản cho vay tài trợ dự án bất động sản khu công nghiệp, cho vay mua/bán nhà ở xã hội (dự thảo sửa đổi Thông tư 41/2016)
Yếu tố thứ 2 là lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh xuống 5%, trần lãi suất tiền gửi VNĐ kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm xuống 5%, trần lãi suất cho vay đối với các khoản vay ngắn hạn ở một số lĩnh vực đã giảm xuống còn 4%. Yếu tố cuối cùng liên quan đến vấn đề pháp lý khi Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN- MT) có Văn bản 3054/BTNMT- QHPTTND gửi UBND các tỉnh hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Triển vọng tích cực trong trung và dài hạn
Có thể nói, diễn biến tích cực này phù hợp với nhận định trước đó của nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường khi đưa các mã CP bất động sản, xây dựng vào danh mục khuyến nghị đầu tư cho tháng 6. Đơn cử, SSI Research khuyến nghị 2 mã bất động sản là NLGKBC. Trong khi đó, danh mục khuyến nghị của Agriseco Research có sự hiện diện của KBC, CTD và có thêm mã VLB chuyên về vật liệu xây dựng. Các mã này đều ghi nhận mức tăng đáng kể trong tháng 6.
Theo giới phân tích, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và tiềm năng tăng trưởng của bất động sản tại Việt Nam còn rất lớn. Do đó trong trung và dài hạn, các chuyên gia và nhà đầu tư cũng đang có những kỳ vọng tích cực vào ngành xây dựng. Làn sóng đầu tư công của Chính phủ đã giúp một số doanh nghiệp trong mảng hạ tầng đang triển khai các cao tốc trong giai đoạn 1 hoặc các nhà máy công nghiệp, dự án hạ tầng khác hưởng lợi. CP của các doanh nghiệp này đã có sự phục hồi ấn tượng và được nhận định vẫn còn dư địa tăng trưởng do tốc độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm còn chậm và sẽ ngày càng tăng tốc vào thời điểm nửa cuối năm.
Trong khi đó, các doanh nghiệp xây dựng dân dụng đã quay trở lại hoạt động, tiếp tục triển khai các dự án dang dở, khởi động dự án mới, đồng thời điều chỉnh chiến lược để duy trì hoạt động kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đơn cử, từ giữa tháng 6-2023, HTN đã khẩn trương đẩy mạnh thi công một số dự án trọng điểm như New Galaxy Nha Trang (Khánh Hòa), Grand Center Quy Nhơn (Bình Định), Hanoi Melody Residences (Hà Nội)... Các dự ăn khác như Vung Tau Pearl (Bà Rịa - Vũng Tàu), New Galaxy (Bình Dương), Richmond Quy Nhon (Bình Định), Bien Hoa Universe Complex (Đồng Nai)... cũng đang được HTN tiếp tục đẩy mạnh.
Tại ĐHCĐ thường niên 2023 vừa diễn ra vào trung tuần tháng 6, HTN đã đưa ra tầm nhìn mới để tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng vai trò chủ động. Theo đó, HTN đang nghiên cứu mở rộng lĩnh vực hoạt động, tham gia phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền. Chiến lược của HTN cho thấy sự thích ứng nhanh nhạy với những biến đối của thị trường trong bối cảnh cả nước đang thiếu trầm trong nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền và phân khúc này cũng đang nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ.
Trợ lực cho triển vọng tích cực của CP ngành xây dựng là những tín hiệu hồi phục của thị trường bất động sản. Thời gian gần đâycùng với việc NHNN liên tục hạ lãi suất, nhiều nhà đầu tư đã quay lại thị trường, bắt đầu “săn tìm" dự án ở những địa phương có dư địa phát triển lớn... Đáng chú ý, quý III tới sẽ là thời điểm mấu chốt khi một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn. Trong bối cảnh thị trường đang ấm lên, lãi suất huy động giảm, đồng tiền đảo hạn này được dự báo sẽ ưu tiên quay trở lại với bất động sản và TTCK. Trong đó, điểm sáng vẫn là các mã CP bất động sản, xây dựng.
Theo Phạm Tú - Báo Sài Gòn Giải Phóng - Đầu Tư Giải Phóng
Điện thoại: 0909.140.866
Email: info@irrmanagement.com.vn